Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Sức Khỏe & Đời Sống

8 thực phẩm dễ mất dưỡng chất khi nấu chín(10:03 12-11-2018)

Chia sẻ: Kiểu đọc

Chúng ta biết rằng nhiều thực phẩm phải được nấu chín hoàn toàn mới an toàn cho sức khỏe. 

Bạn có thể nghe bài viết: 8 thực phẩm dễ mất dưỡng chất khi nấu chín tại đây

Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên ăn sống (ăn tươi) hoặc không nên nấu quá chín, vì nhiệt độ cao có thể làm phân hủy, tiêu giảm một số dưỡng chất quan trọng trong các thực phẩm này. 
 
qua thom.jpg
Nước ép thơm tươi có tác dụng cao hơn trong việc làm 
giảm viêm nhiễm và sự phát triển các khối u đường ruột

Dưới đây là các thực phẩm được khuyên ăn sống hoặc không nên nấu chín quá, để bảo tồn các dưỡng chất tốt cho sức khỏe bên trong thực phẩm:

1 - Bông cải xanh

Bông cải xanh ăn sống tốt hơn là nấu chín. Bông cải xanh có chứa hàm lượng cao các hợp chất phytochemical sulforaphane, giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, viêm nhiễm, suy nhược cơ thể,…

Nghiên cứu năm 2008, đăng trên tạp chí Thực phẩm nông nghiệp & Hóa học cho thấy cơ thể chúng ta hấp thu các sulforaphane nhanh hơn khi ăn sống bông cải xanh so với khi nấu chín. Nghiên cứu khác năm 2009 cũng phát hiện nấu chín bông cải theo nhiều cách khác nhau như bằng lò vi sóng, luộc trong nước sôi, xào,… đều làm giảm mức vitamin C có trong bông cải xanh.

Do vậy, nếu không chịu được vị hăng của bông cải xanh khi ăn sống thì tốt nhất là bạn nên hấp bông cải xanh - đây là cách chế biến ít mất dưỡng chất của bông cải xanh nhất.

2 - Củ hành

Củ hành chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng chống ung thư nhờ mức độ tập trung quercetin cao. Khi ăn sống, bạn có thể cực đại tác dụng của các thành phần chống ung thư vì nấu chín sẽ làm giảm lợi ích của các thành phần này.

Củ hành chứa các thành phần giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi được nấu trên bếp, các thành phần có lợi cho tim mạch trong củ hành hoàn toàn biến mất sau 30 phút hoặc trong thời gian ngắn hơn, tùy thuộc vào củ hành còn nguyên củ hay cắt đôi, cắt làm bốn hay bằm nhỏ.

3 - Củ tỏi

Cũng giống như củ hành, thành phần tốt cho tim mạch trong củ tỏi cũng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Các chuyên gia còn nhấn mạnh nhiệt độ cao làm giảm sự kích hoạt men alliinase trong tỏi.

Luộc tỏi trong khoảng 20 phút sẽ làm mất hoàn toàn tác dụng kháng khuẩn của tỏi và chỉ cần 1 phút trong lò vi sóng sẽ làm mất đi 100% khả năng chống ung thư của tỏi.

4 - Quả việt quất

Quả việt quất giàu các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có tác dụng cao nhất với sức khỏe khi ăn tươi.

Quả việt quất qua chế biến thì thành phần polyphenol trong loại quả này bị giảm - theo tạp chí Thực phẩm nông nghiệp & Hóa học.

5 - Ớt chuông đỏ

Xào chín là cách thức chế biến ớt chuông đỏ phổ biến nhất nhưng khi nấu chín ở nhiệt độ cao, hàm lượng vitamin C trong ớt chuông sẽ bị nhiệt hủy đi - theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

6 - Cải xoăn

Cải xoăn có hàm lượng glucosinolate cao, khi kết hợp với men myrosinase sẽ tạo thành một hợp chất chống ung thư.

Tuy nhiên nhiệt độ sẽ phá hủy men myrosinase; vì thế khi nấu chín, khả năng chống ung thư của cải xoăn sẽ giảm đáng kể so với khi ăn sống.

7 - Củ cải đường

Điều này có thể gây ngạc nhiên cho bạn: Củ cải đường có thể ăn sống. Và cách ăn sống sẽ giúp hấp thu hết các dưỡng chất trong củ cải đường.

Củ cải đường có hàm lượng chất xơ cao, giàu folate, vitamin C và manganese. Khi nấu chín, bạn sẽ làm mất đi 25% hàm lượng các vitamin và khoáng chất này.

8 - Quả thơm

Thơm (khóm) thường được nướng chín để dùng kết hợp trong các bữa tiệc nướng. Một nghiên cứu phát hành năm 2010 khẳng định: Nước ép thơm tươi có tác dụng cao hơn trong việc làm giảm viêm nhiễm và sự phát triển các khối u đường ruột.

Ngoài ra, thơm tươi có hàm lượng men bromelain cao, giúp ngăn chặn tình trạng sưng tấy.

Đức Hòa (theo Reader’s Digest)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)