Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Tin Tức

Chuyên gia NASA bác lời đồn "tận thế"(09:29 30-08-2012)

Chia sẻ: Kiểu đọc

 

Người Maya không tiên tri về sự tận thế cũng như bất cứ tai họa nào vào tháng 12-2012.

Bạn có thể nghe bài viết: Chuyên gia NASA bác lời đồn "tận thế" tại đây

 

Trước những lời đồn đoán về ngày tận thế 21-12-2012, ngày 27-8, trên trang web của Viện SETI - một trong những đối tác trong các sứ mệnh thăm dò của NASA, nhà khoa học cấp cao của NASA David Morrison nêu những lý do không nên sợ hãi.

Diễn biến bình thườngvề thiên văn

Ông Morrison cho rằng lịch Maya có chu kỳ là 144.000 ngày (394 năm), năm 2012 kết thúc một chu kỳ và tiếp đến là một chu kỳ khác chứ không phải chấm dứt. Người Maya không tiên tri về sự tận thế cũng như bất cứ tai họa nào vào tháng 12-2012.

Về hành tinh Nibiru, đây có thể là tên của một vị thần nhỏ được tìm thấy trong thư tịch cổ vùng Lưỡng Hà chứ không có hành tinh nào tên Nibiru cả. Do đó, những quyển sách do kinh tế gia Zecharia Sitchin viết về nền văn minh ở hành tinh này chỉ là hư cấu.

Nhà khoa học cấp cao của NASA David Morrison. Ảnh: THE TEMPEST SPARK

Về sự va chạm hành tinh, ông Morrison cho rằng nếu mối đe dọa này có thật thì sẽ có vật thể phát sáng trên bầu trời và giới thiên văn học đã theo dõi nó từ vài năm qua; trọng lực của nó cũng sẽ vặn cong quỹ đạo của các hành tinh, đặc biệt là sao hỏa và trái đất. Do đó, các nhà thiên văn học thấy rằng nguy cơ này không tồn tại.

Sự thẳng hàng của các hành tinh vào tháng 12-2012 cũng bị ông Morrison bác bỏ. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có sự thẳng hàng tương đối giữa mặt trời, trái đất và trung tâm của dải ngân hà. Điều này vẫn xảy ra hằng năm và trong mọi trường hợp, sự thẳng hàng của các hành tinh không ảnh hưởng đến trái đất.
Về lời đồn thay đổi luân phiên trục địa cực, ông thừa nhận có sự thay đổi từ trường địa cực khoảng mỗi 1 triệu năm nhưng không xảy ra trong năm nay. Còn sự biến đổi trục trái đất thì không bao giờ và không thể xảy ra.
Về hiện tượng mặt trời phun lửa với chu kỳ hoạt động 11 năm sẽ xảy ra vào năm 2013 chứ không phải năm nay và cường độ tối đa được dự báo là vẫn ở mức trung bình chứ không phải cao nhất. Hiện tượng này chỉ ảnh hưởng đến các vệ tinh trên quỹ đạo chứ không tác động đến bề mặt trái đất.

Vũ trụ không là thù địch

Ý tưởng tận thế một cách đột ngột đối với ông Morrison là điều phi lý. Trái đất hình thành đã 4 tỉ năm và sẽ có vài tỉ năm nữa để mặt trời lụi tàn dần khiến trái đất chúng ta không còn sự sống. Trong suốt thời gian đã qua không có mối đe dọa về thiên văn hay địa chất nào có thể phá hủy trái đất.

Theo ông Morrison, hành tinh của chúng ta vẫn đang bình thường trong năm 2012 dù có nhiều tin tức về thiên tai. Quan sát kỹ, chúng ta thấy động đất và núi lửa phun không tăng. Chỉ có những biến động cao độ về thời tiết, như hạn hán và lụt lội - phần lớn là do sự ấm dần lên toàn cầu chứ không liên quan gì với chuyện tận thế.
Ông Morrison cho biết nhiều người viết thư cho ông nói rằng họ sợ những diễn biến trên vũ trụ ảnh hưởng đến mình. Theo ông Morrison, không có lý do gì để lo sợ như vậy. Những thiên thể ở cách chúng ta xa đến nỗi chúng không thể  đe dọa trái đất. Ông khuyên đừng tin vào những nguồn tin thiếu trách nhiệm  và đừng sợ mặt trời hoặc bất cứ hành tinh hay sao chổi nào. Vũ trụ không phải là kẻ thù của chúng ta.
 

 Trăng xanh

Trong một diễn biến khác về thiên văn, hiện tượng trăng xanh sẽ xuất hiện trong đêm 31-8 (15-7 âm lịch). Theo trang tin Earth Sky, trăng xanh là hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng dương lịch. Lần trước, trăng đã tròn vào ngày 1-8.

Trăng xanh là hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng dương lịch. Ảnh: BRAINZ.ORG

Do mặt trăng quay quanh trái đất chỉ có 29,5 ngày trong khi tháng dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên trăng xanh có thể xuất hiện mỗi 2-3 năm. Tuy gọi là trăng xanh nhưng trăng vào ngày 31-8 không có màu xanh.

Theo TRÚC LÂM (NLĐ)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)