Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Truyện - tùy bút

Bà Tôi(22:17 02-09-2012)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Bà ơi! tiếng gọi từ trong đáy lòng mà tôi vô tình quên lãng. Kí ức tuổi thơ tôi lại lần lượt hiện về.

Bạn có thể nghe bài viết: Bà Tôi tại đây

Buổi trưa, điện thoại báo nhỡ hai cuộc, mở ra xem với dòng chữ “ BA NGOAI”, Tôi bấm lại số, đầu giây bên kia giọng nói bà ngoại tôi chậm rãi: “ Alô, được nghỉ trưa chưa con, chuẩn bị ăn cơm chưa?....Ốm yếu như thế phải ráng mà ăn uống cho đúng bữa… Ngoại chỉ điện hỏi xem con khỏe không thôi, con khỏe là ngoại mừng rồi, thôi  ăn cơm cho đúng giờ đi con, ngoại chào nhé!” .

 Khóe mắt tôi cay cay và cổ họng nghẹn lại. Đã lâu rồi tôi không về quê thăm bà, cũng không điện thoại hỏi bà được một câu. Nơi quê nhà, bà luôn khắc khoải mong nhớ tôi nhưng lo ngại sẽ làm phiền cháu trong giờ làm việc, bà chỉ còn cách đợi chờ đến giờ tôi nghỉ trưa hay những buổi cuối tuần mới dám gọi điện.

Giật mình, tôi òa khóc như đứa trẻ thơ vừa tỉnh cơn ngủ ngày. Bà ơi! tiếng gọi từ trong đáy lòng mà tôi vô tình quên lãng. Kí ức tuổi thơ tôi lại lần lượt hiện về.

Bà tôi một một đời vất vả vì chồng vì con. Người anh duy nhất của bà đã hi sinh trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Từ ngày cả gia đình xa quê hương đi kinh tế mới vào miền nam, không lúc nào bà không khỏi khắc khoải vì nỗi nhớ quê hương, nỗi đau chưa tìm được hài cốt của người anh ruột.

Khi con cái lớn khôn tưởng chừng bà đã được yên vui, thanh thản tuổi già thế nhưng “ nước mắt chảy xuôi” bà lại bao lần buồn tủi vì với những lời xúc phạm, vu khống đến nặng nề của người con dâu út. Ông tôi bệnh nằm đó, bên những cơn đau của ông chỉ mình bà thức trắng canh thâu. Thế gian đã nói “một mẹ nuôi được mười con nhưng mười con không chắc đã nuôi được mẹ” quả thật không sai. Bà không oán trách.

Là đứa cháu đầu tiên, vì tôi yếu ớt, còi xương từ lúc mới sinh ra và vì cha mẹ tôi quá khó khăn nên từ nhỏ tôi phải ở nhà ngoại. Trong nhà ông bà, cậu, gì ai cũng thương tôi và bà là người yêu chiều tôi nhất. Đêm đến tôi cứ thế cuộn tròn trong giấc ngủ bởi có bàn tay bà mang gió mát trong những ngày hè, ủ ấm tôi trong những ngày mưa.

Sớm tinh mơ, bà dậy nấu cơm, tôi giật mình thức dậy là liền chạy vội chạy xuống bếp lửa để được ngồi cạnh bà. Hay những buổi sáng sớm  bà phải đi họp điểm danh công nhân cao su, tôi cũng lẫm chẫm đòi đi theo. Hễ bà tôi đi đâu là tôi theo đó, nhiều người lớn thấy thế cứ trêu chọc “ cháu bà nội làm nội bà ngoại” có người thì gọi tôi là cái đuôi của bà. Mặc kệ cho họ nói, miễn là tôi được ở cạnh bà là tôi mãn nguyện.

Cuộc sống nơi vùng kinh tế mới khó khăn, chật vật nhưng mỗi lần bà đi chợ về thì nào là bánh, kẹo và cả những món đồ chơi tôi ao ước. Năm tôi vào lớp 1, những chiều mưa, bà lo cháu sẽ bị ngã nên đã mang áo tơi đi đón rồi cõng tôi về. Hình dáng bà liêu xiêu, đôi bàn chân từng bước bám chặt vào con đường đất đỏ trơn như đổ mỡ mà tôi thì cứ vô tư tận hưởng cái sự sung sướng, êm ái trên lưng bà. Tuổi thơ tôi cứ thế trôi qua êm đềm, ngọt ngào như trong cổ tích và bà là bà tiên luôn mang đến cho tôi mọi phép màu mà tôi ước ao.

Lớn lên, tôi xa nhà. Những lần về thăm nhà chỉ mua cho bà được hộp bánh, lốc sữa rồi lại vội đi. Mỗi lần như thế  bà lại dặn “ lần sau không được mua cho ngoại nữa nha con, phải để dành tiền vì ở Sài Gòn còn bao nhiêu thứ phải chi tiêu nữa chứ”.  Bà nói thế, nhưng tôi đọc được trong đôi mắt thẳm sâu niềm hạnh phúc nghẹn ngào khi được nhận món quà của đứa cháu thơ.

 Tháng ngày vẫn  lặng lẽ trôi, nơi quê nhà bếp lửa năm nào bà vẫn ngày ngày nhen nhóm. Nắng vẫn chiếu hắt bên hiên vắng, gió vẫn đu đưa trên những ngọn cao su già. Chỉ có tôi hôm nay vẫn đang xa xăm như  tiếng tu hú ngày hè trên những cánh  đồng thanh vắng lúc vọng, lúc trầm rồi bay đi mất.  

Viên Anh (Tuổi Trẻ Phật Việt số 03)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)