Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Nghệ thuật sống

Làm em khó đấy(09:08 22-09-2012)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Làm bạn với tất cả mọi người thực là điều đáng quý. Song để tình bạn đó nảy nở kết trái đơm hoa, để có những người bạn thực sự mà mỗi khi ta bị cô lập, chèn ép lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ thì ta phải biết xây dựng, vun đắp mối quan hệ đó. Nếu họ lớn tuổi hơn, ta gọi họ là anh là chị; nếu họ giúp đỡ, ta phải biết nhớ ơn mà đền đáp; nếu họ chèn ép, cô lập ta phải biết tìm sự ủng hộ của những người khác. Điều đó lý giải cho kỹ có vẻ quá sức con, song con chỉ cần nhớ rằng, biết đặt mình vào đúng địa vị, biết làm em đối với kẻ lớn, biết nhớ ơn những người giúp mình.

Bạn có thể nghe bài viết: Làm em khó đấy tại đây

 

 

 Có một câu chuyện ngụ ngôn hiện đại thế này: Một gia đình mới chuyển đến chung cư nọ. Cậu con trai bé bỏng của gia đình không tài nào hòa nhập với các bạn cùng trang lứa tại nơi ở mới. Cậu bé tìm sự giúp đỡ từ cha mình. Sau vài lần quan sát, người cha đã phát hiện ra duyên cớ. Cha hỏi: “Con có biết tại sao các bạn không chơi với con không?”; “Dạ không ạ”; “Bởi vì con chưa biết làm em đấy”; “Sao lại làm em ạ?” - Cậu bé ngạc nhiên hỏi lại. Người cha nhìn đầy yêu thương, trìu mến: “Tại sao ư? Vì con bé, vì con cần sự giúp đỡ”.

Này nhé, khi con ra chơi cùng các bạn, cha thấy ai con cũng gọi là bạn. Điều này về cơ bản là tốt, nhưng có những anh lớn hơn con vài tuổi, cao hơn con nửa cái đầu, họ sẽ tự ái khi làm bạn với một đứa bé hơn mình. Con luôn bị những bạn lớn hơn đó cô lập trong các trò chơi, đôi khi còn không cho chơi, vậy mà con không có ai bênh vực, giúp đỡ. Cha thấy có vài người bạn đáng tuổi chị con, họ không phàn nàn khi con xưng hô bằng vai phải lứa với họ, nhưng họ lại không bênh vực hay ủng hộ con mỗi khi con bị người khác đối xử không tốt.

Làm bạn với tất cả mọi người thực là điều đáng quý. Song để tình bạn đó nảy nở kết trái đơm hoa, để có những người bạn thực sự mà mỗi khi ta bị cô lập, chèn ép lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ thì ta phải biết xây dựng, vun đắp mối quan hệ đó. Nếu họ lớn tuổi hơn, ta gọi họ là anh là chị; nếu họ giúp đỡ, ta phải biết nhớ ơn mà đền đáp; nếu họ chèn ép, cô lập ta phải biết tìm sự ủng hộ của những người khác. Điều đó lý giải cho kỹ có vẻ quá sức con, song con chỉ cần nhớ rằng, biết đặt mình vào đúng địa vị, biết làm em đối với kẻ lớn, biết nhớ ơn những người giúp mình.

Bé trai suy nghĩ hồi lâu rồi hỏi lại: “Con có nên gọi chị Ánh, chị Nga là chị không?”. “Có chứ, họ học trên con một lớp đúng không?”, “Con có nên gọi anh Chung bằng anh không, anh ấy bằng lớp, nhưng lại to khỏe hơn rất nhiều”. “Nếu vậy thì Chung chỉ là bạn con thôi, dù cho Chung có to, khỏe”. Cậu bé thắc mắc: “Nhưng bạn ấy hay bắt nạt con”. “Bạn ấy bắt nạt con vì con không có người bênh vực. Con hãy đặt con đúng địa vị mình và con sẽ thấy bạn Chung buộc phải tôn trọng con”. Cậu bé đã suy nghĩ lung lắm, rồi nói: “Thưa cha, con đã hiểu”.

Những ngày sau đó, cậu bé đã hòa nhập được với các bạn tại nơi ở mới.

Nhân câu chuyện này, có lời bàn rằng, đại từ nhân xưng trong tiếng Việt luôn gây rất nhiều khó khăn cho những người nước ngoài muốn học. Vậy nhưng đã có anh nào hiểu rồi thì lại rất thành công trong những mối quan hệ với người bản địa. Anh ta thường có xu hướng “tự khiêm” xưng “em” trong mọi trường hợp. Và trong bất cứ trường hợp nào anh ta cũng được sự “chiếu cố” của mọi người. Đối với văn hóa của người Việt, việc nhận ra chỗ đứng của mình trong cộng đồng được đánh giá là yếu tố sống còn. Có tôn ti trật tự thì có sự hài hòa trong các mối quan hệ. Thế mới biết “làm em khó đấy”!

 

Ỷ Thiên (qdnd.vn)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)