Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Sức Khỏe & Đời Sống

Cháo nhãn bổ huyết, an thần(18:33 25-09-2012)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Nhãn chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt. Do vậy, ăn nhãn sẽ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ. Nhãn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, chữa suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ. Xin giới thiệu một vài món ăn giúp bổ huyết, an thần từ long nhãn.

Bạn có thể nghe bài viết: Cháo nhãn bổ huyết, an thần tại đây

 

 

Cháo sơn dược - long nhãn: Sơn dược tươi 100g, long nhãn nhục 100g, ngũ vị tử 3g, đường trắng 50g. Sơn dược bỏ vỏ, xắt lát mỏng, cùng với long nhãn, ngũ vị tử nấu thành cháo cho đường vào ăn. Long nhãn nhục vị ngọt tính bình, ích tâm huyết lại an thần.

 

Sơn dược, ngũ vị tử cố thận khí, sinh tân dịch, 3 vị trên hợp lại có tác dụng bổ ích tâm thận rất tốt. Người bị tâm thận âm bất túc dẫn đến tiêu khát, tiểu nhiều, hồi hộp mất ngủ, lưng đau gối mỏi, nên thường ăn món cháo này. Người âm hư hoả vượng nên cẩn thận khi dùng.

 

Nhãn có mùi thơm, ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng.

Nhãn có mùi thơm, ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng.

 

Cháo long nhãn - hồng táo: Long nhãn nhục 15g, hồng táo 5 trái, gạo nếp 100g. Đem 3 thứ trên cùng nấu thành cháo ăn với đường trắng. Cháo có tác dụng dưỡng tâm, an thần, kiện tỳ, bổ huyết có thể dùng trị các chứng hồi hộp, hoảng loạn mất ngủ, mau quên, thiếu máu do tâm huyết bất túc, tỳ hư tiêu chảy, phù thũng, thể chất gầy yếu, suy nhược thần kinh, ra mồ hôi trộm.

 

Mỗi lần ăn không nên quá nhiều, sáng tối ăn 2 lần. Ăn nhiều quá sẽ làm khí đầy ứ ở trung tiêu. Người bị phong hàn cảm mạo, phát hiện sợ lạnh không nên dùng nhiều món này.

Chè long nhãn - táo nhân: Long nhãn nhục 12g, táo nhân (sao) 12g, khiếm thực 15g, đường trắng 30g. Táo nhân giã nát, cho vào túi vải, khiếm thực nấu với nửa lít nước trong nửa giờ, sau đó cho long nhãn nhục và táo nhân vào nấu tiếp nửa giờ nữa. Vớt táo nhân ra, cho đường vào, vớt bọt nổi bỏ đi là xong. Món này ăn tuỳ thích, cả xác long nhãn nhục và khiếm thực.

 

Long nhãn nhục có tác dụng dưỡng huyết; táo nhân có tác dụng an thần; khiếm thực có tác dụng cố tinh, cả 3 hợp lại có tác dụng dưỡng huyết an thần, ích thận cố tinh rất tốt. Phàm bị tâm ấm huyết hư, thận tinh không chặt dẫn đến hồi hộp mất ngủ, mau quên, mệt mỏi, di tinh, thường dùng món này có hiệu quả trị liệu rất tốt.

Chè long nhãn - nhân sâm: Long nhãn nhục 30g, nhân sâm 6g, đường trắng 20g. Ba thứ trên cho vào tô đậy kín nắp đem chưng cách thủy thành dạng cao, mỗi lần uống 1 muỗng. Long nhãn nhục vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ích tâm tạng, dưỡng huyết an thần.

 

Nhân sâm vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng ích khí dưỡng huyết sinh tân dịch, hai vị này hợp lại có công dụng dưỡng tâm huyết, ích tâm khí an tâm thần rất tốt. Người bị khí hư, huyết hư làm cho hồi hộp, hơi thở ngắn, mất ngủ, mau quên, hoạt động là thở dốc, mồ hôi ra nhiều, sắc mặt trắng bệch, dùng món này có tác dụng trị liệu rất rõ.

(Nguồn: Lương Y Vũ Quốc Trung/ Kiến Thức)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)