Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Phật học ứng dụng

Tóm tắt nội dung buổi Pháp đàm của CLB Tấm Lòng Vàng ngày 29/09/2012 (14/8 Nhâm Thìn)(16:31 04-10-2012)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Ngày 14-15/8/Nhâm Thìn (2012), CLB Tấm Lòng Vàng đã tổ chức chương trình Trung Thu Yêu Thương đến các em thiếu nhi tại tỉnh Vĩnh Long. Trước khi đến Vĩnh Long, đoàn ghé thăm Tịnh xá Ngọc Huệ - Tiền Giang, tại đây CLB đã tổ chức khóa thiền tập và sau đó là pháp đàm với chủ đề Tam Quy - Ngũ Giới. Vì thời gian eo hẹp nên chỉ có 5 câu hỏi được nêu ra. Sau đây Giác Ảnh xin biên tập tại những câu trả lời chia sẻ đến các thành viên trong CLB chưa đủ duyên để trực tiếp tham gia pháp đàm, đồng thời cũng chia sẻ đến những người hữu duyên. Các thành viên CLB và mọi người hoan hỷ đóng góp thêm để những câu trả lời được sâu sắc và hoàn chỉnh hơn để chia sẻ đến mọi ngõ hầu làm cho cuộc sống thêm an vui.

Bạn có thể nghe bài viết: Tóm tắt nội dung buổi Pháp đàm của CLB Tấm Lòng Vàng ngày 29/09/2012 (14/8 Nhâm Thìn) tại đây

 

1. Ăn ngũ vị tân có tội không?

Trả lời:

            Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy, người tu hành không nên ăn 5 món cay nồng, vì 5 món ấy có chứa những tố chất nếu ăn chín thì kích thích dục tính phát triển mạnh, nếu ăn sống thì hay sinh nóng giận. Người ăn ngũ vị tân thân thể tiết ra mùi hôi dẫu có tài thuyết giảng kinh pháp cũng bị chư thiên và chư thiện thần xa lánh, còn các loài ma và ngạ quỷ thích lại gần liếm mép.

            Theo truyền thống người tu Mật giáo thì tuyệt đối không ăn ngũ vị tân, khi ăn trì chú không linh nghiệm.

Trong Kinh Phạm Võng, đứcPhật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất của tổ chức Sức Khỏe Thế Giới về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch, ung thư v.v…

Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải tỏi thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”

Tóm lại, người tu học Phật không nên ăn ngũ vị tân, vì năm món ấy khiến dục tham và sân hận tăng trưởng làm trở ngại con đường tiến tu; không được sự bảo hộ của chư thiên và chư thiện thần mà còn bị các loài ma quỷ thân cận. Nếu có bệnh phải dùng ngũ vị tân để làm thuốc thì phải bạch xin với thầy bổn sư, hoặc thầy y chỉ, hoặc vị tăng – ni có uy đức chứ không nên tự ý. Khi bệnh hết thì không nên tiếp tục dùng nữa.

2. Phật tử nên ăn chay một tháng mấy ngày?

Trả lời:

            Mục đích ăn chay là để nuôi dưỡng lòng tư bi và tinh thần bình đẳng. Người con Phật sống trong giáo pháp Như Lai là sống trong từ bi và bình đẳng. Chính vì thế, đức phật khuyên dạy người Phật tử nên ăn chay trường để nuôi dưỡng từ tâm và tinh thần bình đẳng. Vì có một số Phật tử đang trong quá trình tập tu, chưa thể hoàn toàn chay tịnh nên đức Phật chế định ra các ngày chay để dần chuyển đổi thói quen ẩm thực của hàng Phật tử.

3. Theo truyền thống Hệ phái Khất Sĩ, quý sư và sư cô có được dùng trứng và sữa không?

Trả lời:

            Theo truyền thống Hệ phái Khất sĩ, tuyệt đối không ăn trứng dù đó là trứng công nghiệp. Vào thời đức Tổ sư Minh Đăng Quang và quý đức Thầy còn hành đạo thì sữa chỉ dành cho chư tăng và chư ni đang bệnh chứ còn những vị mạnh khỏe thì không được phép dùng. Hiện nay, các vị xuất gia nói chung, phần nhiều có dùng sữa được chế biến dưới nhiều hình thức như: sữa chua, sữa tiệt trùng, sữa bột…

4. Lợi ích của Tam quy Ngũ giới

Trả lời:

            Đức Phật ra đời để đem lại hạnh phúc chân thực của con người, vì thế người quy y Tam Bảo, học hỏi giáo pháp đức Phật sẽ đem lại sự hiểu biết về giá trị của con người,làm cho con người nhận ra được lẽ thực,không ỷ lại vào tha lực và nhận trách nhiệm về những gì mình làm, nương theo chánh pháp đểcải tạo đời sống trở nên an lạc và hạnh phúc, có đời sống đạo đức trong cộng đồng xã hội. 

            Ngũ giới là nền tảng căn bản đạo đức cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Người thọ trì ngũ giới có lợi ích thiết thực đối với tự thân và tha nhân, phát triển được lòng từ bi và tinh thần bình đẳng.

- Giữ gìn giới không sát sinh thì lòng thanh thản nhẹ nhàng không lo âu sợ hãi do thù hận tạo nên, không có kẻ thù nghịch…

- Giữ giới không trộm cướp thì không bị tù tội, đến đâu làm việc gì cũng được mọi người qúy mến tin cậy, không sợ ai theo dõi, không lo âu hãi…

- Giữ giới không tà dâm  không tạo nên một gia đình hạnh phúc đầm ấm, vợ chồng không còn nghi ngờ…

- Giữ giới không nói giúp cho ta rèn luyện đức tính chân thật ở đâu cũng được tín nhiệm, không bị người khác nghi ngờ…

- Giữ giới không uống rượu là giữ gìn phẩm giá của chính bản thân mình và đem lại hạnh phúc cho gia đình, tránh mất lý trí để rồi phạm các giới khác, giảm nhiều chứng bệnh do rượu gây ra

Ai ai cũng giữ gìn 5 giới thì xã hội sẽ đi vào trật tự và ổn định, nhà tù sẽ không còn nữa, mọi người được sống trong một xã hội văn minh, từ bi và bình đẳng, không còn phải nơm nớp lo sợ tài sản bị mất cắp…

5. Quy y giúp người thân có được không?

            Mục đích quy y là để quay về nương tựa Tam Bảo, thực hành theo giáo pháp đức Phật để thực hiện đời sống an lạc, hạnh phúc, từ bi và trí tuệ. Vì vậy không nên quy y giúp người thân mà nên khuyến khích giúp người thân phát tâm bồ-đề, đích thần tìm đến chư Tăng, chứ Ni để quy y. Qua sự trực tiếp quy y như vậy sẽ giúp cho người thân của mình phát khởi được tín tâm nơi Tam Bảo, đồng thời được nghe những lời dạy của thầy bổn sư truyền giới, thành tựu được giới thể. Quy y không phải là nghi thức hành chánh để hoàn thành các thủ tục.

  

Thích Giác Ảnh  

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)