Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Tin Tức

Rằm tháng giêng trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Phật giáo(10:37 23-02-2013)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Việt Nam với truyền thống lịch sử hơn 4000 năm Văn Hiến, nền văn hóa Việt Nam mang biểu trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước, định canh định cư; là sự giao hòa cố kết của 54 dân tộc anh em, điều đó không làm cho văn hóa Việt Nam trở nên phức tạp mà càng tô đậm thêm sự đa dạng trong vườn hoa văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn có thể nghe bài viết: Rằm tháng giêng trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Phật giáo tại đây

 

 
 
Trong quá trình phát triển văn hóa, việc giao lưu và tiếp biến văn hóa là một xu hướng tất yếu, trong sự giao lưu tiếp biến đó văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ là hai nền văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa Việt Nam.
Theo truyền thống văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước vụ mùa gieo trồng thường được bắt đầu vào khoảng 15 tháng giêng, sau một thời gian dài nghỉ tết Nguyên Đán[1]. Người nông dân bắt đầu công việc đồng áng và bắt đầu một vụ mùa, cho nên họ đốt rạ, khai hoang, và hạ điền. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam nét văn hóa này thể hiện rất rõ với ba vụ mùa trong năm “Rằm tháng giêng ai siêng thì quảy, rằm tháng bảy kẻ quảy người không, rằm tháng mười, mười người mười quảy”; hay câu: “Lễ chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Đủ thấy tầm quan trọng của ngày lễ này đối với người dân Việt Nam, có thể nói những ngày lễ này đã hòa quyện giữa văn hóa truyền thống và Phật giáo.
 
Trong ngày lễ này người dân vừa ăn bánh trôi vừa ngắm hoa đăng. Bắt nguồn từ năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Tây Hán của Trung Quốc được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng Giêng. Để  chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vùa đều ra khỏi cung để  đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức. Còn theo Nho học thì nguyên xưa ngày này là Tết Trạng nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.từ đó về sau lễ hội  tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Ngày lễ này tiếng Pali còn được gọi là Māgha Pūjā[2] với hai sự kiện trọng đại gắng liền với cuộc đời và công cuộc hoằng dương chánh pháp của đức Phật:
Ngày này cũng chính là ngày đức Phật tròn đủ 80 tuổi và ngài hứa với ma Vương đúng 3 tháng nữa ngài sẽ nhập diệt, nhân dịp này ngài thuyết giảng bài kinh Ovādapātimokha với sự nhắn nhủ của Đấng Từ Phụ:
“Sabbapàpassa akaranam
sacittapariyodapanam,
“Không làm mọi điều ác,
Tâm ý giữ trong sạch,
Hán văn:
Chúng thiện phụng hành,
Thị chư Phật giáo.
Đúng vào ngày rằm trăng tròn tháng Magha
Các vị đều là thánh Alaha lục thông
 
           
[1] Tết Nguyên Đáng Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" () có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết (春節), Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年). Theo từ điển bách khoa mở: http://vi.wikipedia.org
[3]Tỷ kheo Thích Minh Châu dịch, Kinh Pháp Cú, Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, Cở Sở II ấn hành 1990, trang 106.

 

 
Nguồn tin: Ths. Hoài Lan

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)