Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Tin Tức

Phỏng Vấn Đại đức thủ khoa Cao Đẳng Phật Học(00:43 18-03-2013)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Đại Đức Thích Giác Duyên, Tịnh xá Kỳ Viên (Bến Tre), người vừa tốt nghiệp thủ khoa Cao Đẳng Phật Học. Hiện là giáo thọ sư lớp sơ cấp Phật Học quận Bình Thạnh. Với sự nỗ lực trong việc tự học, nghiên cứu. Đại đức đã trở thành người đại diện cho Hệ Phái Khất Sĩ đầu tiên được vinh danh danh hiệu thủ khoa. Đại đức đã giành cho Diễn Đàn Phật Học Vườn Tâm buổi chia sẻ.

Bạn có thể nghe bài viết: Phỏng Vấn Đại đức thủ khoa Cao Đẳng Phật Học tại đây

 

PV: Bạch đại đức, khi biết tin mình tốt nghiệp thủ khoa CĐ Phật Học, Đại đức cảm thấy thế nào?

ĐĐ: Cũng bất ngờ lắm vì điểm số học kì cuối rơi vào thời gian nghỉ tết nên sư vẫn chưa biết và không nghĩ mình được thủ khoa. Rồi trước lễ tốt nghiệp 1 ngày, quý Thầy ở văn phòng trường có gọi điện báo chuẩn bị bài cảm tưởng và ra trường gấp để chuẩn bị công tác trao bằng. Lúc đó là buổi chiều, từ quận 6 ra Thủ Đức cũng xa nên sư phải nhờ người chở đi.

PV: Con được biết trong thời gian qua Đại đức làm vai trò giáo thọ sư của lớp sơ cấp Phật học quận Bình Thạnh, Đại đức sắp xếp việc học và Phật sự như thế nào để mọi việc luôn tốt?

 ĐĐ: Việc học thì không những chỉ học ở trường mà phải tự tìm tòi, nghiên cứu nữa. Tự học là điều quan trọng nhất khi chúng ta muốn hiểu sâu về những gì mình theo đuổi. . Ngoài ra sư cũng có đi chia sẻ ở các đạo tràng và lớp sơ cấp Phật học quận Bình Thạnh, hoặc các trường trung cấp như cô biết đó. Tuy nhiên, cũng phải cố gắng thu xếp thôi vì mục đích của mình là tu và học. 

Bên cạnh việc học trường Cao Trung Phật học thì sư còn học ở chùa Huệ Nghiêm về lớp nghiên cứu các bộ kinh, giới luật. Giáo thọ sư gồm quý Hòa Thượng lớn, là lớp tiền thân của cao đẳng Phật học hiện nay. Các môn học rất khó vì hoàn toàn sử dụng tiếng Hán cổ cũng như yêu cầu người học có sự đầu tư, nghiên cứu sâu.

 

Đại Đức Giác Duyên ( thứ 2 từ trái sang tại lễ trao bằng)

HT. Thích Giác Toàn trao bằng khen và tặng hoa cho Đại đức Giác Viên và quý Chư Tôn Đức tại lễ trao bằng tốt nghiệp cao đẳng Phật học khóa V

 

 

 

 

PV: Đại đức có ý kiến gì về việc hướng các bạn trẻ ngày nay đến với Phật pháp?

ĐĐ: Đạo Phật không những mang lại cho con người cuộc sống an vui hạnh phúc mà còn là con đường để chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi khi mình học và thực hành theo giáo Pháp của đức Phật. Điều này không phải là chủ quan vì chúng ta là người trong nhà mà nói về mình như vậy. Vì trong tất cả kinh điển và lời Phật dạy thì các cõi khác đều nằm trong vòng ngũ uẩn. Xưa kia, ngay cả hai người thầy của đức Thái Tử Tất Đạt Đa đó là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta đã chứng được một trong những cảnh thiền nhưng vẫn còn trong sanh tử luân hồi.

Ngày nay, đạo Phật muốn phát triển phải có sự kế thừa, là tầng lớp trẻ. Cuộc sống con người thì khi đau khổ mới vào chùa vì trước đó người ta không thấy được khổ. Đau khổ thì luôn tồn tại nhưng đợi đến khi trưởng thành, già rồi mới thấy được nó. Nếu ta cho giới trẻ thấy được sớm nguyên nhân của khổ để có tư duy, hành động đúng chánh pháp mà không an bài cho số phận.

Ở các đạo tràng thọ bát quan trai đa số là những người lớn tuổi. Vì vậy, việc giúp cho các bạn có nhân duyên đến với Phật pháp là điều rất cần thiết. Và một số chùa, tịnh xá cũng đã và đang chú trọng đến việc làm này qua các khóa tu, các ấn phẩm văn hóa cho tuổi trẻ,… Sư thấy mô hình ở ĐH Nông Lâm kết hợp đưa các bạn đến đạo tràng chùa Phật Quang ở Bà Rịa để tham gia các hoạt động ngoại khóa và tu tập cũng là một hình thức rất hay.

PV: Trong thời đại công nghệ có rất nhiều kênh thông tin để tiếp cận Phật Pháp, Đại đức có lời khuyên gì cho người mới bắt đầu học Phật.

ĐĐ: Với những người mới bước chân vào cửa đạo thì cái cơ bản phải cho người ta thấy được 3 cái căn bản của nguồn gốc đau khổ là tham, sân, si. Rồi sau đó hướng dẫn họ các bài pháp, giáo lí cao sâu hơn. Nếu ban đầu và đưa người ta giáo lý cao sâu quá khi tâm họ chưa có chỗ trụ sẽ tạo ra sự hoang mang, thần thánh hóa về lời Phật dạy.

Cái tham, sân, si của con người nó có thể biểu hiện thô hoặc vi tế. Muốn diệt được nó thì phải nhận ra nó. Có người nỗ lực cả đời cũng chỉ vì lòng tham không giới hạn. Có khi mong muốn đạt được điều gì trong cuộc sống này bằng nỗ lực hết mình chỉ vì tham, mà đến chết được sờ được vào món vật chất đó cho mãn nguyện. Như vậy thì sao giải thoát được, rồi lại tiếp tục luân hồi.

Vì vậy chủ trương của sư là làm sao để cho người ta thấy được tham sân si và hàng ngày chúng ta phải thấy được các ác bất thiện pháp. Từ đó có nền tảng rồi sẽ đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và nghiền ngẫm lời Phật dạy để nuôi dưỡng tâm mình.

PV: Sắp tới Đại đức dự định sẽ tiếp tục học Phật ở trường nào nữa không ạ?

Dù rằng mỗi người có cách nghĩ khác nhau, học vị, được bằng cấp tương xứng, đáp ứng nhu cầu nào đó. Còn riêng sư nghĩ, sư muốn nghiền ngẫm lời Phật dạy trong các bộ kinh. Vừa qua thì hòa thượng ở Lớp Cao cấp Giảng sư cũng ưu ái khuyến khích sư học lên lớp đó, nhưng sư cũng chưa quyết định.

P.V:  Mô Phật, con xin tri ân Đại đức đã giành cho độc giả Diễn đàn Phật học Vườn Tâm buổi trò chuyện quý báu này. .... Kính chúc Đại đức luôn luôn thân tâm thường an và Phật sự viên thành. Cho phép con gửi đến Đại đức lời chúc mừng sâu sắc! Mong rằng Diễn đàn Phật học Vườn Tâm sẽ có nhiều cơ hội được Đại đức hoan hỷ sẻ chia. A Di Đà Phật!

 

Viên Anh thực hiện

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)