Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Nghệ thuật sống

Sự thật công bằng(08:36 29-03-2013)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Từ khi biết suy tư về nhân sinh và cuộc sống, mình đã được học và tin tưởng tính công bằng của vạn hữu, những ngày ấy mình ngây thơ hiểu rằng công bằng đơn giản như 1 + 1 = 2 và 2 - 1 = 1. Nhưng khi lớn lên, quán sát và tư duy, mình thấy vấn đề không đơn giản. Mình bắt đầu tự hỏi: Công bằng nghĩa là gì? Thước đo nào cho kết quả của nó? Tại sao nhiều người xung quanh mình có vẻ rất hiền hòa nhưng kết quả cuộc sống của họ không đẹp như họ mơ ước, không như những đúc kết tinh thần “có đức mặc sức mà ăn” từ nghìn xưa của cha ông.

Bạn có thể nghe bài viết: Sự thật công bằng tại đây

 

Ngược lại, những người ác tâm tại sao có vẻ giàu có và thành công ở nhiều phương diện? Từ những quán sát ban đầu như thế đã làm cho mình hoài nghi về tính chân lý của sự thật công bằng. Nhưng thời gian đi qua, mái tóc và thịt da mình được phủ thêm màu năm tháng, tâm hồn mình được lớn thêm bởi những tri thức nhân loại và tư duy, ánh sáng của sự thật công bằng hé mở, bao câu hỏi ngày xưa tan chảy dần với những giờ tỉnh tâm thiền quán, ánh sáng xa xa mỗi lúc một gần, soi rõ cho mình thấy dần chân lý công bằng là có thật trong từng góc cạnh của cuộc sống thật, từ khía cạnh thiên nhiên thuộc thế giới vật chất, cho đến sự phức tạp của những hành vi thuộc thế giới tâm hồn. Mình bắt đầu khám phá 1 công thức cũ đã được cất kỷ từ lâu trong kho tàng tâm thức của con người: Gieo Hạt + Điều Kiện Chăm Sóc + Thời Gian = Kết Quả

Hạt A được gieo thì kết quả thu được cũng đồng loại là A. Có thể A kết quả sẽ khác A hạt giống về kích thước và màu sắc tùy điều kiện chăm sóc, nhưng không bao giờ khác loại A. Ví dụ: hạt đậu xanh trồng xuống không bao giờ cho trái đậu ván, cho dù điều kiện chăm sóc có dẫn đến hạt đậu xanh kết quả nhỏ hơn hạt đậu xanh đã gieo.

Một hạt được gieo nếu điều kiện chăm sóc tốt, kết quả bao giờ cũng là một cây. Điều này có nghĩa kết quả thu được từ một hạt gieo có thể rất nhiều, vượt ngoài sự ước tính và dự đón. Ví dụ: Một hạt xoài được gieo khi trở thành cây xoài trưởng thành, kết quả thu được thường theo cấp số nhân, tức là luôn nhiều hơn hạt giống gieo ban đầu.

Hạt giống là một điều kiện cần, nó muốn được kết quả thì phải có hai điều kiện đủ khác: điều kiện chăm sóc và thời gian. Điều kiện chăm sóc là yếu tố quyết định sự tồn tại của hạt giống được gieo và thời gian là tấm gương phản chiếu sự lớn lên của hạt giống và ngược lại. Ví dụ: để trồng một cây sầu riêng, trước hết phải có là cây sầu riêng con (hạt giống). Cây sầu riêng ấy phải được trồng ở một vùng đất thích hợp, cần có thời gian để kiểm chứng sự lớn lên của cây, sau cùng mới là kết quả, tức là những trái sầu riêng thực tế sinh ra từ cây sầu riêng.

 Một chú ý đặc biệt là: Mỗi một loại hạt giống có quá trình nẩy mầm và thời gian kết quả khác nhau. Cây ớt thì một tháng có quả, nhưng cây sầu riêng thì phải nhiều năm. Điều kiện chăm sóc là yếu tố làm kết quả tốt hoặc không tốt, đồng thời có thể làm thời gian ra quả ngắn đi.

 

 Những hành vi thuộc thế giới tâm hồn cũng theo qui luật vận hành của tự nhiên. Hành vi được xem là hạt giống, cường độ quyết tâm và sự lập đi lập lại của hành động là điều kiện chăm sóc. Kết quả của một hành vi có thể được biểu hiện bằng một công thức : Hành Vi + Cường Độ Quyết Tâm Và Sự Lập Đi Lập Lại + Thời Gian = Kết Quả. Cái khó là xác định cường độ quyết tâm của một hành vi, bởi nó thuộc về kinh nghiệm cá nhân. Từ cái khó này dẫn người quan sát đến hoài nghi về tính chân lý của sự công bằng - nhân quả. Người quan sát thấy bất bình với hành động xấu xa của những kẻ bất lương giàu có và ngạo mạn; thương tâm cho những người hướng thiện nhưng đau khổ khốn cùng. 

Mình cũng từng như nhiều người quan sát, cũng từng hoài nghi, nhưng trong sự bình tỉnh sâu xa của tâm hồn thông qua thiền quán, mọi hoài nghi trong mình dần tan biến. Mình thấy 5-3=2 và 1+1cũng =2. Số 2 của 5-3=2 là số 2  của sự giảm dầu tích lũy; còn số 2 của 1+1=2 là số 2 của sự tăng dần thặng dư. Những kẻ bất lương nếu cứ tiếp tục bất lương và không biết dừng lại và thay đổi thì kết quả âm là chắc chắn: 5+-6=-1. Ngược lại, người được xem là bất lương nhưng đã thay đổi và hướng thiện thì kết quả âm giảm dương tăng cũng là hiển nhiên: -6+5=-1.

Cuộc sống xung quanh ta không thiếu những minh chứng chúng ta có thể quan sát tính chân lý của nó, nếu cần chúng ta cũng có thể tự thân thể nghiệm chân lý công bằng này. Hãy thử làm nhiều điều lành bạn sẽ thấy tâm hồn bạn luôn an vui và thể xác bạn khỏe mạnh thế nào và ngược lại.

Mọi lý luận mang tính lý thuyết, cho dù là được công nhận hợp lý và khả thi nhưng khi ứng dụng thực tế không mang lại kết quả thiết thực cho hạnh phúc cá nhân và nhân loại thì những lý thuyết ấy cần nên vứt bỏ, hoặc ít nhất cần nghiên cứu thêm. Đối với cá nhân mình, qui luật công bằng là một chân lý khách quan, mình hoàn toàn thấy rõ quả báo của những hành vi thuộc thế giới tâm hồn cũng như mọi hiện hữu thuộc thiên nhiên.

 Cuộc đời mình có thể được xem như là cuộc đời “âm” so với nhiều người. Nhưng sự hướng thiện và lòng chân thành, cũng như nguyện ước góp phần bé nhỏ tư duy của mình cho hòa bình thế giới và tình yêu thương con người cùng làm chút ít việc thiện, đã làm chuyển hướng cuộc đời mình và đưa đến cho mình một kết quả tốt đẹp hơn những gì mình đã từng mơ ước đến. Cuộc đời mình thay đổi từ một cậu bé quê ít học, xấu xí và bị xem thường trở thành một con người có cơ duyên học hành chút ít ở những nơi ước mơ: thành phố HCM, Bắc kinh, India, Pháp..., được nhiều người quý mến gọi là “Thầy” và hướng về học hỏi.

 Rõ ràng có sự công bằng, có nhân có quả, mình hoàn toàn thấy rõ chân lý của sự thật công bằng. Cầu nguyện mọi người cũng nhìn thấy để sống đẹp và sống hạnh phúc. Đừng gieo những hạt giống xấu của chiến tranh và khổ đau cho nhân loại. Hãy gieo những hạt giống tốt cho hòa bình thế giới và tình yêu thương con người, như biểu hiện của lòng tri ân hạnh phúc và những trải nghiệm cuộc sống mình có.

 

Nhuận Đạt - TMT

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)