Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Tin Tức

Trà Vinh: “Trường dạy nghề” nơi cửa Phật (06:50 19-07-2013)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, không chỉ nổi tiếng có cảnh quan đẹp, mà còn nổi tiếng là “trường dạy nghề” điêu khắc gỗ độc đáo, thu hút hàng ngàn lượt du khách mỗi năm tìm đến tham quan, mua những tác phẩm nghệ thuật về làm quà lưu niệm. Nhờ có “Trường dạy nghề” này, hơn 10 năm qua đã có gần 60 thanh niên dân tộc Khmer sau khi vào tu học rồi hoàn tục trở thành nghệ nhân, thợ giỏi, có cuộc sống ổn định từ nghề điêu khắc học được trong nhà chùa.

Bạn có thể nghe bài viết: Trà Vinh: “Trường dạy nghề” nơi cửa Phật tại đây

Chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh



Đến Chùa Hang, điểm ấn tượng khó quên là âm thanh của “ bản đại hòa tấu” của hàng chục chú chim, cò trên hàng trăm ngọn cây cổ thụ sao, dầu, hòa cùng với tiếng “gõ nhịp” cóc cóc, cụp cụp,…của các vị sư sãi, nghệ nhân, đục đẽo, chạm khắc vào thân gỗ. Từ ngôi chánh điện, tăng xá, phòng khách, phòng học,… đâu đâu cũng đều được trưng bày các tác phẩm điêu khắc gỗ thật độc đáo, sắc sảo như: Tứ linh, Cửu long tranh châu, Song phụng, Song ngư, Mười hai con giáp và cùng nhiều tác phẩm mô tả về sinh hoạt đời sống, sản xuất của người Khmer Nam bộ,…

Người đã có công đưa nghề điêu khắc đến với nhà chùa và thành lập nên “trường dạy nghề” là Sư cả Thạch Suông. Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và điêu khắc gỗ một vài tác phẩm để trang trí. Nhìn thấy tài hoa của ông Thạch Buôl, Sư cả Thạch Suông có ý nghĩ muốn mời nghệ nhân này dạy nghề cho vị sư trẻ trong nhà chùa. “ Mến phục tài hoa của nghệ nhân Thạch Buôl, tôi nghĩ nếu các sư trẻ được truyền dạy, đến hoàn tục sẽ có được một cái nghề để làm kế sinh nhai. Hơn nữa, đây vốn là nghề truyền thống của dân tộc nên rất cần được truyền dạy lại để bảo tồn và phát huy….”- Sư cả Thạch Suông cho biết.

Vậy là “trường dạy nghề” nơi Phật tự được hình thành từ đó, với lớp học đầu tiên có 4 vị sư trẻ theo học. Sau 2 năm miệt mài học nghề, 4 vị sư trẻ đều trở thành thợ giỏi. Cũng từ đó, người học trước truyền nghề lại miễn phí cho người đến sau, “trường dạy nghề” thu hút ngày càng đông các vị sư sãi , thanh niên Khmer trong tỉnh tìm đến học. Năm 2005, được sự động viên của chính quyền địa phương, Sư cả Thạch Suông đứng ra thành lập Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang, với hơn 10 thành viên là những vị sư đã học nghề thành thạo, để vừa mở rộng việc dạy nghề cho thanh niên Khmer, vừa quãng bá, bán sản phẩm nhằm có đủ nguồn kinh phí trang trải cho công tác dạy nghmiễn phí. Tiếng lành bay xa, các tác phẩm nghệ thuật của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang nhanh chóng được du khách trong và ngoài nước yêu thích đón nhận. Một trong những tác phẩm độc đáo, hoành tráng, nổi tiếng nhất của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang thu hút du khách khi đặt chân đến Trà Vinh phải đến chiêm ngưỡng là tác phẩm Cửu long tranh châu, có kích thước 3,5 m x 3,5 m, được kết ghép điêu khắc từ 9 gốc rễ cây cổ thụ.

Theo Sư cả Thạch Suông, tính đến nay Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang làm ra hơn 1000 tác phẩm nghệ thuật theo đơn đặt hàng của du khách xa gần. Nhiều học trò sau khi được học nghề, trở về gia đình đã tự mở cơ cở điêu khắc và có cuộc sống khá ổn định với mức thu nhập mỗi tháng từ 3- 5 triệu đồng. Đây là thành quả mà Sư cả Thạch Suông mong muốn nhất, thấy hạnh phúc nhất và luôn cố gắng duy trì “trường dạy nghề” nơi Phật tự này để vừa tạo nghề, vừa bảo tồn và phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

(TTXVN)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)