Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Truyện - tùy bút

Ngoại ơi(09:49 22-08-2013)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Bao nhiêu lần ông từng gọi tôi như thế mà sao giờ đây, tiếng gọi ấy như dao sắc đâm xé lòng tôi. Tôi tưởng tượng ra từng cơn nấc, trong hơi thở gấp yếu ớt, ánh mắt lờ mờ nhìn mọi người xung quanh, nhưng ông không thể nghe tiếng tôi, thấy tôi trả lời. Tôi khóc như mưa!

Bạn có thể nghe bài viết: Ngoại ơi tại đây

Vài tuần trước về thăm nhà và để làm hộ chiếu cho chuyến đi xa đầu tiên trong đời, tôi còn thăm ông, hỏi han ông trong chốc lát. Tôi đâu biết, đó lại là lần cuối cùng tôi gặp được ông mình.

Chuyến bay về đến Hà Nội, đêm trời trở gió rét mướt, lòng tôi bừng lên từng đám lửa cháy. Có tiếng gọi tôi từ nơi xa xôi lắm “Thương, Thương ơi…”

Bao nhiêu lần ông từng gọi tôi như thế mà sao giờ đây, tiếng gọi ấy như dao sắc đâm xé lòng tôi. Tôi tưởng tượng ra từng cơn nấc, trong hơi thở gấp yếu ớt, ánh mắt lờ mờ nhìn mọi người xung quanh, nhưng ông không thể nghe tiếng tôi, thấy tôi trả lời. Tôi khóc như mưa!

Cuộc đời vô thường là thế, mọi thứ đều có thể đến bất cứ lúc nào, tôi nhận thức được điều ấy là lúc ông tôi bắt đầu bệnh nặng. Tôi hiểu sinh lão bệnh tử là quy luật của đời này, thân tứ đại giả tạm sẽ trả về cho cát bụi, vậy mà lúc đối diện sự thật lòng tôi đau thắt, cào xé!

Ông tôi sống một đời khổ cực, từ những năm tháng bao cấp, rồi kinh tế mới từ miền Bắc vào Nam, ông đã chèo lái gia đình đi qua một chặng đường dài đầy sóng gió. Có những hôm chỉ bát cơm muối hành hay nửa quả trứng nhưng ông đã cầm cự suốt một ngày trường đạp xe mấy chục cây số. Người ta hay nói vui, mới thấy ông ở đầu rừng cao su bên này, đã nghe tiếng ở đầu lô bên kia. Suốt thời gian làm việc nông trường mới, ông luôn là người công nhân tiên tiến, xuất sắt ngay cả khi làm quản lý đội công nhân, ông vẫn thanh liêm.

“Ông ngoại ơi, con lại ăn cơm nhé!” – Tôi  ngon lành với gói cơm nắm dưa muối  ông cháu mang theo từ để đi rẫy hái và canh điều chín. Ông chở theo tôi trên chiếc xe đạp cũ, cọc cạch từ 5 giờ sáng.  Chốc chốc, tôi lại trở vào chòi, lúc uống nước, lúc lại lục cơm nguội ra ăn. Cái cảm giác ăn cơm nắm sao mà nó ngon đến thế.

Lớn lên, tôi biết đi xe đạp, rồi xe máy, rồi xa nhà để tự bước đi trên quãng đường mà cám dỗ có, sai lầm cũng có. Chỉ có bóng dáng ông ngoài lui cui, mò mẫn từng bước là tôi để lại phía sau. Ông tôi vừa đau bệnh, vừa trầm cảm do di chứng của căn bệnh Pakinson nhưng không ai biết cách điều trị đúng đắn. Ít thuốc xoa bóp, vài miếng bánh ngọt mỗi lần tôi về mua cho ông, ông vui mừng, quý lắm! Ông bảo tôi bấm huyệt cho ông thấy nhẹ và đỡ  đau. Cái cảm giác ấy chẳng là bao mà thay thế vào sự hụt hẫng lại đến với ông, khi tôi ùa đi nhanh hơn cả những cơn gió lùa trên tán lá cao su già. Gió bay qua rồi sẽ bay lại. Tôi ra đi biết hôm nào mới trở về…!

Đã bao lần tôi đấu tranh trong tư tưởng, tôi có suy nghĩ mình sẽ xin nghỉ việc về chăm sóc, bấm huyệt cho ông đỡ đau, đỡ lo sợ trong tâm trí nhưng rồi sự lựa chọn cuối cùng của tôi vẫn là chút lợi danh hư vô.

“Ông chết, ông chết đấy”! Ông thều thào nhìn tôi, ánh mắt như vô vọng.

-          Ông ngoại còn khỏe lắm, chưa chết được đâu!

 

Ông đã niệm cho mình sự chết, không phải vì sợ mà vì chính là lời cảnh báo cho tôi như bao lần ông vẫn tiên tri. Chỉ riêng tôi là không kịp thức tỉnh với lời ông nói.

Giờ đây, nằm sâu dưới lòng đất, những cơn đau đớn bệnh tật, khổ ải trần gian sẽ không làm ông lo sợ, bận tâm đến nữa. 

Viên Anh

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)