Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Nghệ thuật sống

Những viên gạch thiết yếu của cuộc sống(08:51 25-09-2013)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Chính môi trường tiếp xúc thường xuyên đó mới có đủ khả năng chuyển hóa đời sống của chúng ta. Và cũng chính từ nguyên nhân đó nên ông bà ta mới đúc kết thành câu tục ngữ: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” để chỉ cho môi trường có vai trò khá quan trọng trên hành trình hình thành lối sống đạo đức cá nhân cũng như xã hội. Khi môi trường sống tốt sẽ dẫn chúng ta đến đời sống đạo đức an vui, hạnh phúc còn ngược lại sẽ đưa đến sự đau khổ và hủy hoại luôn tương lai tươi sáng.

Bạn có thể nghe bài viết: Những viên gạch thiết yếu của cuộc sống tại đây

Tiếng ca du dương của những chú ve đã vắng dần, những cánh phượng hồng cuối cùng cũng sắp rời cành, màu xanh của lá đã thay dần cho màu hồng của phượng và báo cho ta biết những ngày vui chơi kết thúc, giai đoạn tích lũy tri thức nơi học đường lại bắt đầu. Tri thức lại là một trong hai mảng giáo dục khá quan trọng trên con đường dẫn đến sự thành công trong cuộc sống. Và để hoàn thiện lối sống chân thiện mỹ, bên cạnh vấn đề tri thức chúng ta cần phải có sự hỗ trợ của mảng giáo dục đạo đức.
 
Hai mảng này luôn luôn đi song hành và không thể tách rời nhau trong cuộc sống cũng giống như một con chim cần có hai cánh để cảm nhận hạnh phúc, thoải mái của sự tự do tung bay trong không gian vô biên cùng bầu bạn với những vầng mây đang lơ lửng bay trôi trên nền trời trong xanh. Nếu chú chim đó vì một nguyên nhân nào mà thiếu đi hoặc bị thương một cánh thì sự khập khiễng này sẽ bắt buộc chú phải ở lại trên mặt đất, chấp nhận một lối sống đi lại như những động vật khác mà không thể tiếp tục cảm nhận được niềm an vui của sự bay lượn, ngao du sơn thủy cùng thong dong với những áng mây. Cũng vậy, cuộc sống hạnh phúc của con người không thể thiếu hoặc khuyết đi một trong hai mảng ấy; hay nói cách khác chúng ta không thể cho rằng yếu tố này quan trọng hơn yếu tố kia và ngược lại cả hai cùng hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện một lối sống đẹp. Nếu thiếu đi đạo đức thì những tệ nạn của xã hội sẽ nảy sinh, đánh chiếm thành quách hạnh phúc và biến ta thành những kẻ tù binh đau khổ do tham vọng mang lại; bằng ngược lại khiếm khuyết tri thức, tài năng thì có thể tạo lập được hạnh phúc cho bản thân qua con đường đạo đức nhưng không thể nào thành công trên con đường phát triển sự nghiệp được.
Tri thức thì được tích lũy nơi học đường, sách vở, bạn bè, mọi người quanh ta... cho đến mọi vật trong cuộc sống. Chính vì vậy trong cách ngôn xưa có nói rằng: “một con chim mà không có hai cánh thì cũng giống như con người mà không bạn bè; cả hai đều không thể đi đến đỉnh cao được”. Bạn bè ở đây chính là những người bạn tốt có thể giúp đỡ, hỗ trợ cho bạn trong những lúc khó khăn của cuộc sống hay nói khác họ là những thiện tri thức đã cung cấp, hướng dẫn cho ta những kiến thức, phương pháp để vượt qua những trở ngại, chướng duyên trong đời sống. Cho nên người xưa mới nói thà có được một người bạn tốt còn hơn là có được hàng trăm, hàng ngàn người bạn nhưng không biết nâng đỡ sẻ chia mà còn đố kỵ ganh ghét lẫn nhau.
Điều này mọi người có thể nhìn vào gương xưa thì có thấy được như tình bằng hữu của Lưu Bình Dương Lễ, hay như câu chuyện có thật trong thời hiện đại nhưng rất cảm động về hai con thằn lằn quan tâm chăm sóc nhau ở Nhật - một con phải tự lo cho chính mình và còn kiếm thức ăn cho con kia bị cái đinh đóng phần đuôi của nó lên mặt sau của vách tường nên không thể di chuyển được; cứ như thế trong suốt 10 năm khi chủ nhà xây dựng lại thì mới phát hiện - được đăng trên web chẳng hạn. Nếu ở đây chỉ có tri thức về tình thương không thôi thì không thể nào có được những hành xử cao thượng và đẹp như vậy. Cho nên sự hiểu biết phải luôn có sự hỗ trợ của con đường thực hành mà cuộc sống thường gọi là nếp sống đạo đức thì mới có thể chuyển hóa sự khó khăn, nỗi bất hạnh thành những niềm an vui hạnh phúc được. Đây chính là yếu tố giáo dục đạo đức đã được đề cập ở trên.
Nền văn minh đạo đức ấy tuy được giáo dục ngay từ nơi nhà trường qua phương châm “Tiên học lễ hậu học văn” nhưng ở đây vẫn chưa đủ năng lượng để giúp cho tuổi trẻ thấm nhuần và đem đạo đức vào cuộc sống được; mà lãnh vực này phải được chi phối và hình thành chính từ cái nôi của gia đình, tấm gương của cha mẹ. Chính những cách ứng xử đẹp của người thân sẽ tác động trực tiếp đến những tâm hồn tuổi thơ và gián tiếp giúp cho những người quanh mình hình thành nên một nếp sống có đạo đức.
Môi trường giáo dục gia đình là yếu tố đầu tiên quyết định đến tính cách, lối sống của người con cũng như những thành viên khác trong gia đình; và đôi khi hình thành nên nét đẹp của truyền thống văn hóa gia đình. Chính môi trường tiếp xúc thường xuyên đó mới có đủ khả năng chuyển hóa đời sống của chúng ta. Và cũng chính từ nguyên nhân đó nên ông bà ta mới đúc kết thành câu tục ngữ: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” để chỉ cho môi trường có vai trò khá quan trọng trên hành trình hình thành lối sống đạo đức cá nhân cũng như xã hội. Khi môi trường sống tốt sẽ dẫn chúng ta đến đời sống đạo đức an vui, hạnh phúc còn ngược lại sẽ đưa đến sự đau khổ và hủy hoại luôn tương lai tươi sáng. Hình ảnh này các bạn có thể nhìn vào lý do vì sao mà Mạnh Mẫu phải ba lần thay đổi chỗ ở để giúp cho Mạnh Tử nên người hữu ích và trở thành Thánh nhân sau này. Tất cả những bài học đơn giản ấy lại chính là những viên gạch thiết yếu để xây dựng đời sống hạnh phúc.
 Khi những viên gạch căn bản ấy đã được làm cho trong sáng thì ngôi nhà mà bạn sử dụng chúng để xây dựng nên chắc chắn sẽ bóng sáng, đẹp đẽ và làm cho mọi người đều thích ngắm nhìn cùng tán thưởng. Cho nên khi muốn mình có được hạnh phúc thì đòi hỏi phải biết thiết lập, trau dồi hai nền giáo dục tri thức và đạo đức để củng cố những phẩm chất đưa đến hạnh phúc. Và đây cũng chính là điều mà chúng ta cần phải làm trong cuộc sống để mang lại hạnh phúc cho chính tự thân cũng như cho mọi người trong xã hội.  
 
Huệ Phước (Tuổi Trẻ Phật Việt số 3)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)