Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Thư Pháp & Nghệ Thuật khác

“Con chim họa mi hót kinh trên vai Đức Phật”(15:44 06-02-2014)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Giờ đây đã quá xa lìa những nổi trôi của duyên tình thời thiếu nữ, có lẽ Hà Thanh chẳng còn luyến tiếc...

Bạn có thể nghe bài viết: “Con chim họa mi hót kinh trên vai Đức Phật” tại đây

 

----------------------

“Từng bước chân thảnh thơi

Đường dài em bước như dạo chơi”.

Đó là kỷ niệm sau cùng tôi có được với ca sĩ Hà Thanh khi cô quay sang hát nho nhỏ hai câu ấy để đáp lại lời tôi yêu cầu trước khi cô hát cho đám đông một yêu cầu khác tại một ngôi chùa ở Boston cách đây khoảng hai năm.

ha_thanh.jpg

Trong ký ức tôi, sự nghiệp và cuộc đời của ca sĩ Hà Thanh luôn gắn bó với chút đơn độc, lẻ loi. Ngày xưa, khi các băng nhựa của chương trình Tiếng Tơ Đồng ở Sài Gòn được thống trị bởi những giọng ca với kỹ thuật soprano đến từ đất Bắc như Thái Thanh, Kim Tước, Mộc Lan…, thì bỗng lạc vào đó tiếng hát Hà Thanh. Cũng cao vút và quý phái, nhưng trong giọng ca cô Hà có chút tiết chế và dè dặt của một người đàn bà kín cổng, cao tường xứ Huế. Rất trầm lặng trong sự nghiệp lẫn cuộc sống đời thường, nhưng Hà Thanh đã để lại những dấu vết kinh điển trong âm nhạc Việt Nam như: Con thuyền không bến, Suối mơ, Bến xuân, Gửi gió cho mây ngàn bay, Tôi đi giữa hoàng hôn…

Sau năm 1975, tình cờ mà Hà Thanh cũng đến định cư ở thành phố Boston. Tránh xa những sinh hoạt chính trị đôi khi xô bồ của cộng đồng, cô dường như chỉ tham gia vào những sinh hoạt Phật giáo. Sống một mình, đi lễ chùa một mình, rồi lại ra về một mình. Người nghệ sĩ này, trong cách sống của cô, đã quay về an trú trong hiện tại. 

Giờ đây đã quá xa lìa những nổi trôi của duyên tình thời thiếu nữ, có lẽ Hà Thanh chẳng còn luyến tiếc những câu hát ngày xưa:

“Về đây ngơ ngác, chim bay tìm đàn 

Về đây hoang vắng, lạnh buốt cung đàn” (1)

Những cơn đau đớn vật vã thân xác trong những ngày cuối đời, cô cũng đã giã từ. Cho dù Tết này đi chùa sẽ chẳng còn được nghe Hà Thanh hát “Xuân vừa về trên bãi cỏ non - Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn”(2) nhưng cũng cảm thấy mừng là thân cô đã nhẹ, và hồn cô chắc chắn có được ít nhiều bình yên. Người ta đã tặng cô nhiều mỹ từ rồi, nhưng có lẽ cô thích nhất lời của một nhà sư ví von Hà Thanh như “một con chim họa mi hót kinh trên vai Đức Phật”.

Nhớ lại mấy câu hát được cô hát tặng bên tai ngày nào và xin ghi ra đây trọn bàiTừng bước chân thảnh thơi để tiễn chân cô đến một nơi chốn, một cung bậc nhẹ nhàng hơn:

Từng bước chân thảnh thơi

Mặt trời như trái tim đỏ tươi

Từng đóa hoa mỉm cười

Ruộng đồng xanh ngát như biển khơi

Cùng gió ca lời chim

Từng bước chân thảnh thơi

Đường dài em bước như dạo chơi

Từng bước chân thảnh thơi

Nụ cười tươi thắm trên làn môi

Từng đám mây ngang trời

Là dòng sông chảy ra biển khơi

Nguồn khổ đau nhẹ vơi

Từng bước chân thảnh thơi

Cùng người em bước đi mọi nơi.

(Nhạc và lời: Tịnh Thủy)

 Tịnh Bối

Vắn tắt về Hà Thanh

Hà Thanh là một danh ca đặc biệt đất Phú Xuân. Cô tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh năm 1939 ở Huế, trong một gia đình gia giáo. Cô là một người theo đạo Phật thuần thành, quy y với Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết với pháp danh Tâm Tú và tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử Hương Từ tại Huế. Ngày nhỏ, Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng nói học sinh Quốc Học - Đồng Khánh trên Đài Phát thanh Huế. Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài Phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự và đoạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh - tên bài hát đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh.

Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, cô chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn và trở thành một trong những giọng ca hàng đầu khi đó.

Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của cô. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê cô, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới (nhưng không thành).

Đầu thập niên 1980, Hà Thanh thực hiện album Đạo ca Trường Khánhvới những bài đạo ca quen thuộc như: Kinh chiều, Trầm hương đốt, Tâm sự người cài hoa trắng (1, 2, 3)… Năm 1984, Hà Thanh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Tại hải ngoại, cô không trình diễn thường xuyên và có ghi âm một số CD như: Hải ngoại thương ca (1985), Chiều mưa biên giới (1995), Sầu mộng (1995), Ngát hương Đàm - Phật ca(1999), Chinh phụ ca (2000), Nhành dương cứu khổ - Phật ca (2003).

Những ngày cuối đời, với căn bệnh ung thư máu, Hà Thanh luôn ở chùa tu tập. Hà Thanh qua đời lúc 7g27 đêm 1-1 (giờ địa phương, tức sáng 2-1 giờ VN) trong lời kinh hộ niệm của quý sư cô tại TP.Boston, tiểu bang Massachusetts (Mỹ), để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhiều thế hệ mến yêu giọng ca thiên phú, tự nhiên và đầy những nhớ mong, hoài niệm...

Q.K

..................................

 

(1) Trở về mái nhà xưa - Nguyễn Văn Đông
(2) Hoa xuân - Phạm Duy

 

 

giacngo.vn

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)