Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Truyện - tùy bút

Đường xuân trở về(15:47 11-02-2014)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

Chuyến đi ấy, Hà không chỉ tìm lại được những người bạn cũ mà cô còn làm được những điều mà bấy lâu luôn ấp ủ, dự tính.

Bước những buớc chân rộn vui trên con đường xuân trở về, Hà thấy lòng mình khỏe nhẹ như mây trắng đường xưa.

Bạn có thể nghe bài viết: Đường xuân trở về tại đây

Sau gần 30 năm xa cách, Hà chọn tháng Giêng để trở về cái thị trấn nhỏ bé ấy. Đây chính là nơi cô sinh ra và sống suốt thời niên thiếu cho đến mùa hè đỏ lửa 1972. Ở đó, cô đã có rất nhiều kỉ niệm.

Trở lại nơi chốn xưa, Hà như một người khác lạ. Mọi thứ đều biến đổi theo thời gian. Trước đây, thị trấn bé nhỏ như bàn tay, chỉ có chưa đầy trăm nóc nhà, loanh quanh năm bảy con đường ngõ phố. Nay, nó đã phình to ra gấp mấy mươi lần, thành một thành phố đô thị loại ba. Đứng nhìn và mường tượng về căn nhà cũ nơi góc phố trước đây cùng con dốc chùa quen thuộc mỗi chiều tan trường về ngang qua mà Hà thấy trong dạ bồi hồi bao ký ức.

           Nói 30 năm chưa hề trở lại thì quá tệ, vì chỉ một ngàn cây số thôi, mất hơn 1 giờ bay đường không, 20 giờ tàu hỏa hoặc 24 giờ xe tốc hành. Thực ra Hà có về nơi đây một vài lần, chỉ kịp bán đi ngôi nhà cũ rồi đi biệt. Những năm tháng khó khăn chung của đất nước, có lúc cuộc sống của vợ chồng Hà hết sức túng quẫn, Hà tìm đến ngôi chùa gần nhất để nhận sự trợ giúp của Sư cô trụ trì. Sau những thời kinh cầu an, sám hối, Hà nán lại trên chánh điện, cô quỳ rất lâu khấn nguyện Đức Phật gia hộ cho cô có đủ niềm tin và nghị lực để có thể kiếm sống được trên thương trường đô thành Sài Gòn. Lời khấn nguyện chân thành ấy đã linh ứng. Chư Phật, chư Bồ tát đã gia trì cho Hà có đủ duyên lành để thành công trên con đường buôn bán sau một thời gian dài. Phải nói trong số bạn bè cùng lớp cùng trường làng với Hà năm ấy thì Hà là người may mắn nhất khi sớm trở thành một nữ doanh nhân thành đạt. Nên khi tìm về chốn xưa, Hà đã tìm thăm những người bạn cùng lớp dạo trước để giúp đỡ những bạn nghèo khó, bệnh tật.

Hà cũng không quên trở lại ngồi chùa mà ngày thơ bé Hà đã có rất nhiều kỉ niệm gắn bó. Hai cây bồ đề trước sân chùa ngày nào còn nhỏ xíu mà giờ đã to lớn, cành vươn cả ra ngoài vỉa hè. Trải qua năm tháng với bao mưa gió, bão bùng, ngôi chùa đã xuống cấp đi rất nhiều. Hà đưa mắt nhìn quanh và nhẩm tỉnh những dự định trong lòng.

Lên chánh điện lễ Phật xong, lúc quay ra thì Hà gặp vị sư trụ trì của chùa. Hà đã rất bất ngờ khi sư chính là thầy giáo dạy Hà hồi tiểu học. Mắt thầy đã kém nhưng thầy vẫn nhận ra được cô học trò nhỏ của mình dạo nào. Qua cuộc trò chuyện với thầy, Hà biết được câu chuyện từ một thầy giáo làng trở thành thầy tu là cả một câu chuyện buồn. Chiến tranh với bom rơi, đạn lạc đã cướp đi của thầy vợ con và những người thân yêu. Do quá đơn độc với cuộc sống nên thầy đã náu thân mình nơi cửa Phật để ngày ngày làm bạn với tiếng mõ, câu kinh.

Được thọ ân rất nhiều từ cửa Phật, nên khi đã thành một nữ doanh nhân thành đạt, Hà luôn hướng mình về chốn thiền môn. Đi đến nơi đâu, Hà cũng đóng góp một phần công đức để xây dựng chùa chiền. Trở về nơi mình đã sinh ra, nhìn cảnh chùa xuống cấp, Hà cũng không ngần ngại trình bày với thầy xin được cúng dường để trùng tu lại chùa, đồng thời ngỏ ý muốn đưa thầy đi chữa trị lại đôi mắt. Hà muốn nói rất nhiều điều với thầy nhưng những xúc động trong lòng đã khiến cô nghẹn lại. Hà nghĩ đơn giản là thầy đã dạy cho trò con chữ để nên người, tức là thầy cho học trò ánh sáng nên nay trò muốn đáp trả “Ánh sáng nghĩa ân sư”.

Một chuyến đi nghĩa tình về nơi “chôn rau, cắt rốn” mà Hà đã phải chuẩn bị gần 30 năm. Chuyến đi ấy, Hà không chỉ tìm lại được những người bạn cũ mà cô còn làm được những điều mà bấy lâu luôn ấp ủ, dự tính. Bước những buớc chân rộn vui trên con đường xuân trở về, Hà thấy lòng mình khoẻ nhẹ như mây trắng đường xưa.

 

Đàn Lê

 

 

 

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)