CLB tấm lòng vàng



Ảnh mới nhất

Tiêu điểm
-
Tường Trình Chương Trình Từ Thiện Ấn Độ Đợt 1 Ban TTXH Phật Giáo Khất Sĩ Việt Nam
-
TP.HCM: Sắc sen vàng Kính mừng Phật đản Phật lịch 2565 trên kênh Nhiêu Lộc
-
Nghe Phật trong thiền định
-
KÊU GỌI CHƯƠNG TRÌNH "CHIA SẺ YÊU THƯƠNG CÙNG NGƯỜI DÂN ẤN ĐỘ
-
Viết cho người hoang mang
-
Đừng vội tin những gì mình thấy, nghe, nghĩ
-
Chiếu phim về Đức Dalai Lama tại Liên hoan phim Venice
-
Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn
-
Giáo hội TP.HCM hướng dẫn tổ chức Vu lan - Báo hiếu

Thăm dò ý kiến
Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

Lịch âm

Nghệ thuật sống
Ăn - nói - gói - mở: Học cả đời chưa xong(18:47 05-06-2014)
Vô Thường
Ai cũng hiểu thế cả, vậy mà có câu nói của người xưa để giữ thân mình chỉ có 8 từ mà đời này qua đời khác thấy chẳng dễ mấy ai theo nổi dù chẳng có gì khó lắm.
Bạn có thể nghe bài viết: Ăn - nói - gói - mở: Học cả đời chưa xong tại đây

Đó là: “Học ăn - học nói - học gói - học mở”, rút gọn hơn là ăn - nói - gói - mở, có 4 động từ!
Hai điểm đứng đầu mà người đời cần học, thì trước là “học ăn”, sau là “học nói”.
Ai cũng tưởng ăn là đơn giản nhất. Vậy mà còn “Ăn tùy nơi/ chơi tùy chốn”. Có nghĩa không phải chỗ nào cũng ăn được và chỗ nào cũng chơi được.
2. Mở rộng ngữ nghĩa chữ “ăn”, hóa ra “ăn” không giới hạn trong sự nhai. “Ăn” còn có nghĩa thu về, lấy về. “Ăn tiền” thì không phải chuyện nhai. “Ăn không nói có” là điêu toa cũng không phải nhai. “Ăn hỏi” thì lại là một nghi lễ cho chuyện đôi lứa “Ăn xin” lại chỉ hành vi của người bất lực trước cuộc sống. “Ăn xổi ở thì” là chỉ người nông cạn sống hời hợt…
“Ăn” là đưa vào, “nói” là đưa ra. Hai chiều trái ngược nhau, nhưng “ăn” và “nói” luôn đi với nhau. “Ăn” là nhập dữ liệu, “nói” là thẩm định. Với kẻ tráo trở thì dễ thành chuyện “ăn không nói có” lắm!
Lại còn “Ăn trông nồi/ ngồi trông hướng” là nói cách sống của của con người. Nhìn nồi còn hay hết để liệu chia sẻ chứ không phải hùng hục ăn lấy được. Còn “hướng” là nói về phong thủy, là hướng thuận. Thuận là hợp lẽ trời, là không trái đạo lý, trong đó có đạo lý làm người.
3. Còn lại là “học gói, học mở”. “Học gói” là học thu vào gói gọn, “học mở” là kiểm tra xem xét.
Nội hàm của hai cụm từ này bé thì như gói xôi, to thì như việc đại sự quốc gia. Rất dễ hiểu.
4. Tóm lại hành xử một đời người chỉ có ngần này thứ là “Ăn - nói - gói - mở”. Biết được và làm được thì chỉ thế là đủ.
Câu chuyện của một quốc gia thì cũng chỉ có thế này thôi, làm được thế là minh bạch và đàng hoàng.
Chỉ “Ăn - nói - gói - mở” mà học suốt đời chưa xong!
Đỗ Đức
Thể thao & Văn hóa
Bình luận (0)
Tin liên quan hoặc Tin cùng chuyên mục :
Xả buông để bình an & hạnh phúc ( 09:09 23-05-2020 )
Sống sao cho vừa lòng người? ( 09:56 13-02-2019 )
Ơn giáo dưỡng… ( 10:07 20-11-2018 )
Thiền - kỹ năng sống đưa đến sự thành công ( 09:40 06-11-2018 )
Các Tin Khác
PHÁT 50 PHẦN QUÀ CHO 50 NGƯỜI VÔ GIA CƯ TẠI TP BHOPAL ẤN ĐỘ. (ĐỢT I) ( 03:08 17-05-2021 )
Năm cách chế ngự cơn giận ( 02:44 17-05-2021 )
TP.HCM: Sắc sen vàng Kính mừng Phật đản Phật lịch 2565 trên kênh Nhiêu Lộc ( 02:38 17-05-2021 )
