Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Truyện - tùy bút

Đọc “Hai nửa giấc mơ” của thầy Chấn Đạo(12:07 19-07-2018)

Chia sẻ: Kiểu đọc

 Chở đạo! Có thể dùng từ đó để nói về tập truyện ngắn của thầy Thích Chấn Đạo (Phan Chi Nguyên) do NXB Phụ nữ ấn hành năm ngoái. Tập truyện thực sự ngắn (về số trang) cũng như số chữ trên mỗi truyện, tuy nhiên vẫn gửi gắm được trọn vẹn tâm tư, tình cảm của tác giả với đạo, với đời.

Bạn có thể nghe bài viết: Đọc “Hai nửa giấc mơ” của thầy Chấn Đạo tại đây

 

phanchinguyen.jpg
Bìa "Hai nửa giấc mơ"

Đọc truyện nào cũng xúc động vì ở đó chuyên chở nếp sống đạo, toát lên nét hiền-thiện trong nhân vật “tôi” cùng những “nhân vật tu sĩ” mà tác giả hóa thân vào một cách nhẹ nhàng.

Tuy không phải truyện nào cũng được trau chuốt nhưng sâu xa đều là những thông điệp về con đường tu (xuất gia) là một lựa chọn đúng đắn, tối ưu (đối với người có duyên và quyết tâm học Phật) để cải thiện nghiệp duyên quá khứ, mở ra một con đường mới tươi đẹp hơn.

Tất nhiên, ở đó, cũng còn nhiều thông điệp khác như đối với việc đi tu của một người cần nỗ lực tự thân để vượt qua nhiều trúc trắc, việc chọn hướng xuất thế với hình tướng đầu tròn áo vuông cũng đủ là bài pháp giúp người chuyển hóa (như tôi trong Nó thắng)...

Nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh nhận định: “Đóng góp quan trọng của tập truyện là mọi cốt truyện, tình tiết, nhân vật đều được viết dưới cảm quan và triết lý của Phật giáo”.

Hãy thử đọc đoạn nhỏ như thế từ “Hai nửa giấc mơ”: “Có giãi bày mới mong hiểu được. Con người xa nhau vì im lặng. Bậc thánh yên lặng khi đã tương thông tâm với tâm. Im lặng của quý ngài vì nói siêu ngôn ngữ, còn chúng sanh muốn hiểu thì cần phải nói” (truyện Thương bà vãi).

Hi vọng, khi tiếp nhận tập truyện, mỗi người đọc đều sẽ thấy mình trong đó dù là đang ở trong chùa hay đang lao chen ngoài cuộc sống, để lắng lòng lại, đi tiếp hoặc chọn hướng rẽ như những con người bình dị, trẻ trung trong truyện đã chọn sau bao suy tư, quan sát.

Và tin rằng, sau tập truyện, tác giả sẽ lại viết, biết đâu với nhiều thể loại khác để chở đạo vào đời thông qua văn chương, bằng những con chữ được gõ trong chánh niệm: an trú bây giờ, ở đây!

Được biết, tác giả Phan Chi Nguyên cũng thường viết bài cho một số báo, trong đó có Giác Ngộ với bút danh Phan Chi Nguyên, Phan Thạnh... Hiện thầy tu tập tại chùa Tra Am (TP.Huế, TT-Huế), đang làm nghiên cứu sinh về văn học.

Tâm Như (giacngo.vn)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)