CLB tấm lòng vàng
Ảnh mới nhất
Tiêu điểm
-
Tường Trình Chương Trình Từ Thiện Ấn Độ Đợt 1 Ban TTXH Phật Giáo Khất Sĩ Việt Nam
-
TP.HCM: Sắc sen vàng Kính mừng Phật đản Phật lịch 2565 trên kênh Nhiêu Lộc
-
Nghe Phật trong thiền định
-
KÊU GỌI CHƯƠNG TRÌNH "CHIA SẺ YÊU THƯƠNG CÙNG NGƯỜI DÂN ẤN ĐỘ
-
Viết cho người hoang mang
-
Đừng vội tin những gì mình thấy, nghe, nghĩ
-
Chiếu phim về Đức Dalai Lama tại Liên hoan phim Venice
-
Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn
-
Giáo hội TP.HCM hướng dẫn tổ chức Vu lan - Báo hiếu
Thăm dò ý kiến
Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?
Lịch âm
Sức Khỏe & Đời Sống
4 lưu ý sức khỏe ngày nắng nóng (17:15 05-05-2012)
Bùi Thư
Trong những ngày này, khắp nơi trên đất nước Việt Nam dường như đều phải chịu đựng cái không khí nóng bức, ngột ngạt, nắng gay gắt đến cháy da. Thời tiết ngày càng biến đổi do môi trường đang bị hủy hoại, việc bảo vệ sức khỏe trong thời điểm giao mùa là điều cần được quan tâm. Ban Biên Tập CLB Tấm Lòng Vàng xin chia sẻ những kiến thức căn bản để giữ gìn sức khỏe trong mùa nóng.
Bạn có thể nghe bài viết: 4 lưu ý sức khỏe ngày nắng nóng tại đây
Một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn chống chọi được với cái nóng khắc nghiệt của mùa hè.
1. Ăn nhiều hoa quả, bổ sung nước cho cơ thể
Nhiệt độ tăng cao, cơ thể dễ bị mất nước, ăn nhiều trái cây không chỉ giúp bổ sung nước, mà còn có tác dụng giải nhiệt, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Theo Đông y, thể chất con người chia thành các loại hàn, nhiệt, suy, thực, bởi vậy nên chọn các loại quả tương ứng:
Nhiệt độ tăng cao, cơ thể dễ bị mất nước, ăn nhiều trái cây không chỉ giúp bổ sung nước, mà còn có tác dụng giải nhiệt, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
- Những người có hệ tiêu hóa không tốt, nên chọn loại quả có tính “ôn hoà”, không nên quá ngọt, quá chua.
- Những người thể chất suy hàn, mắc bệnh dạ dày, tốt nhất không nên ăn các loại quả tính hàn như dưa hấu, dưa lê…
2. Uống nhiều nước, ít dùng đồ uống có ga
Đầu hạ, khí hậu tương đối khô nóng, mỗi ngày nên nạp 2.000-2.400ml nước cho cơ thể. Do nồng độ máu trong cơ thể vào buổi sáng tương đối cao, ngay sau khi thức dậy, bạn cần uống 1 ly nước lớn. Lượng nước được bổ sung trong ngày cũng rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tránh “bốc hỏa” trong người.
Không nên dùng các loại thức uống chứa nhiều chất phụ gia và các chất điện giải như nước có ga, coca, nước ép trái cây đóng chai… để thay thế. Các loại thức uống này có thể gây kích thích lên dạ dày, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giảm cảm giác muốn ăn.
3. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Nhiệt độ cao sẽ khiến hệ trao đổi chất của cơ thể hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều năng lượng, dễ làm cơ thể mệt mỏi. Do đó, việc đảm bảo giấc ngủ đủ trong mùa hè có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ, nâng cao hiệu suất công việc.
Ngủ trưa mùa hè cũng giúp các cơ quan trong cơ thể và trí não được thư giãn, có lợi cho các công việc buổi chiều, cũng là một cách chống cảm nắng rất hiệu quả.
4. Không tắm nước lạnh
Do nhiệt độ tăng cao, sau khi ở ngoài về nhà, chúng ta thường có thói quen thích tắm nước lạnh ngay. Khi cơ thể đã hấp thụ một lượng nhiệt lớn từ bên ngoài, nước lạnh sẽ khiến các lỗ chân lông nhanh chóng thu nhỏ lại, khiến nhiệt lượng không thể phát tán ra ngoài, bị tích lại trong cơ thể, dễ dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt, cơ thể ở trạng thái nhiệt độ cao. Bởi vậy tốt nhất, nên để cơ thể ra hết mồ hôi, cho phần lớn nhiệt lượng được phát tán ra ngoài trước khi tắm.
Theo Dân trí
Bình luận (0)
Tin liên quan hoặc Tin cùng chuyên mục :
Ăn chuối mỗi ngày tốt cho tim mạch ( 12:27 20-08-2020 )
Chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám tốt như thế nào? ( 09:53 29-05-2020 )
Nhiều ca khúc Phật giáo ra mắt trong mùa Phật đản ( 10:29 20-05-2020 )