CLB tấm lòng vàng
Ảnh mới nhất
Tiêu điểm
-
Tường Trình Chương Trình Từ Thiện Ấn Độ Đợt 1 Ban TTXH Phật Giáo Khất Sĩ Việt Nam
-
TP.HCM: Sắc sen vàng Kính mừng Phật đản Phật lịch 2565 trên kênh Nhiêu Lộc
-
Nghe Phật trong thiền định
-
KÊU GỌI CHƯƠNG TRÌNH "CHIA SẺ YÊU THƯƠNG CÙNG NGƯỜI DÂN ẤN ĐỘ
-
Viết cho người hoang mang
-
Đừng vội tin những gì mình thấy, nghe, nghĩ
-
Chiếu phim về Đức Dalai Lama tại Liên hoan phim Venice
-
Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn
-
Giáo hội TP.HCM hướng dẫn tổ chức Vu lan - Báo hiếu
Thăm dò ý kiến
Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?
Lịch âm
Tấm Lòng Vàng
Ở nơi mảnh đất giàu lòng nhân ái(10:21 02-10-2018)
Trên mảnh đất đồng bằng nổi tiếng với “gạo trắng nước trong” trù phú, thế nhưng ở đó vẫn còn có những người rất khó khăn, vật lộn với cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Và, họ không cô đơn trên hành trình của mình.
Bạn có thể nghe bài viết: Ở nơi mảnh đất giàu lòng nhân ái tại đây
Cơm trưa… không đồng
Bữa cơm chay đạm bạc vài món với đậu hủ kho, rau xào, canh rau… nhưng là bữa cơm ngon, chứa đựng bao nghĩa tình đối với người nghèo. Với mong muốn giúp cho những người lao động nghèo giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc mưu sinh, Phật tử Hà Minh Lộc, ngụ tại phường 2, TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) đã phát tâm chia sẻ và mở “Quán ăn không đồng Nhất Tâm”, phục vụ suất cơm trưa miễn phí.
Quán mới chính thức khai trương vào ngày 22-6-2018, tại số 97 Nguyễn Huỳnh Đức, TP.Mỹ Tho nhưng đó là nơi để người lao động nghèo, khó khăn đến dùng cơm trưa “như cơm nhà mình.”
Tiệm cơm chay không đồng phục vụ miễn phí cho người lao động nghèo - Ảnh: Minh Châu
Nói về sự tồn tại của quán không đồng, Phật tử Hà Thị Kim Huỳnh - pháp danh Diệu Kim (là dì của Hà Minh Lộc), phụ trách điều hành quán ăn cho biết: “Sau khi phát tâm và được sự giới thiệu của người thân, bạn bè, cháu Hà Minh Lộc được một số nhà thiện nguyện ở TP.Hồ Chí Minh tài trợ tịnh tài, bàn ghế và một số trang thiết bị cần thiết khác để phục vụ cho việc mở quán, phục vụ cho nhiều đối tượng khó khăn”.
Hiện tại, mỗi ngày (từ thứ Hai đến thứ Sáu), quán phục vụ từ 180 đến 200 suất ăn trưa miễn phí cho bà con lao động nghèo, người già neo đơn, trẻ mồ côi, một số ít là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn...
Để duy trì đều đặn hoạt động, quán nhận được sự tài trợ thường xuyên về hiện kim, hiện vật (gạo, gia vị, nguyên liệu chế biến thức ăn như rau, củ, quả các loại) của các mạnh thường quân ở trong và ngoài tỉnh. Trường hợp nguồn tài trợ không đủ, chị Huỳnh và các thành viên trong gia đình đóng góp thêm.
Mỗi ngày, quán đều thay đổi khẩu phần ăn, món ăn để giúp bà con luôn cảm thấy ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng. Đội ngũ thiện nguyện phục vụ tại quán có khoảng 10 người, đa số là Phật tử tại gia. Từ 6 giờ sáng, các chị đã chuẩn bị vào bếp nấu nướng, đến khoảng 9 giờ, các món ăn được chế biến hoàn tất để kịp phục vụ bữa cơm trưa cho khách đến quán.
Sau khi phục vụ bữa trưa xong, các chị quay sang sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị tiếp cho ngày hôm sau. Mặc dù, công việc lúc nào cũng tất bật, hối hả nhưng ai cũng hoan hỷ, tươi cười và rất nhiệt tình khi được phục vụ những vị khách đặc biệt của quán.
Có mặt tại quán, chúng tôi nhận thấy thức ăn ở đây được chế biến rất vệ sinh, khẩu phần ăn cũng khá đa dạng. Suất ăn trưa được chứa trong một khay inox chuyên dụng, chia làm các ngăn khác nhau: cơm, đồ xào, đồ kho, canh, tráng miệng… trông rất ngon và dễ dàng phục vụ lúc đông khách. Ông Nguyễn Văn Sánh (nhà ở xã Song Bình, huyện Chợ Gạo), hành nghề bán vé số cho biết, từ khi quán khai trương đến nay, trưa nào ông cũng ghé ăn cơm. Thức ăn ở đây nấu rất vừa miệng, hợp vệ sinh và đổi món mỗi ngày.
Ông vui mừng bày tỏ, mong muốn quán cơm chay phục vụ lâu dài, để bữa cơm mỗi buổi trưa dù là ở quán nhưng có cảm giác như ở nhà, vì không tốn tiền lại được phục vụ chu đáo. Bà Lê Thị Lan thì chia sẻ: “Nhà tôi rất nghèo, hàng ngày tôi đi mua bán ve chai kiếm sống và ở đậu ở phường 8, nhờ suất cơm trưa miễn phí của quán Nhất Tâm, mỗi tháng tôi có thêm khoản tiền tiết kiệm để phụ nuôi mẹ già bị bệnh tai biến”.
Với chị Nguyễn Thị Bích Ngọc thì việc thiện nguyện ở quán đem lại cho mình rất nhiều niềm vui, chứng kiến người nghèo đến dùng cơm, rồi cảm ơn rất chân thành thì biết rằng họ cũng rất hạnh phúc vì tiết kiệm được một khoản chi phí trong ngày. Chị Ngọc tự nguyện đến phục vụ ở quán Nhất Tâm từ lúc quán mới khai trương.
Cùng với chị, nhiều Phật tử khác cũng nhiệt tình, người góp công, người góp của, chung tay giúp đỡ những người lao động nghèo, góp phần giúp họ giảm bớt khó khăn trên hành trình mưu sinh. Với mong muốn được phục vụ lâu dài, quán Nhất Tâm hy vọng được nhiều nhà hảo tâm chung tay đóng góp để suất ăn trưa dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn được phục vụ nhiều hơn, bền vững hơn.
Những người “xây tổ ấm”
Được sự đồng thuận của cha mẹ hai bên là niềm vui của những cặp đôi thật lòng “gầy cuộc trăm năm” nhưng để có một khởi đầu hoàn hảo và tươm tất, cô dâu chú rể nhất là những cặp đôi thu nhập thấp phải đối mặt không ít khó khăn. Chia sẻ nỗi lo này, Xã đoàn và Hội Phụ nữ xã An Bình A (TX.Hồng Ngự, Đồng Tháp) đã khai trương mô hình “shop thời trang áo cưới cho mượn miễn phí”. Mô hình này đã phục vụ những cặp đôi từ cuối tháng 7- năm 2018.
Anh Nguyễn Văn Thành, Bí thư Xã đoàn An Bình A cho biết, một vài shop cho thuê đồ cưới tại địa phương sau khi đã ngưng hoạt động hay chuyển nghề, chủ cơ sở có nhã ý muốn cho tất cả những hộ nghèo và cận nghèo có nhu cầu thuê đồ cưới được chọn mượn sử dụng trong những ngày vui tân hôn. Tuy vậy, việc thông tin quảng bá ở vùng sâu còn hạn chế nên họ đã giao toàn bộ “đồ nghề” cho xã thực hiện mong muốn của mình.
Shop thời trang áo cưới cho mượn miễn phí - Ảnh: Thanh Tuyền
Xã đoàn được chính quyền giao nhiệm vụ cho Tổ trưởng Tổ Quản lý mô hình và đại diện Hội Phụ nữ xã An Bình A làm Tổ phó đi gom quần áo cưới từ các shop về giặt giũ. Sau đó, trưng bày tại một phòng thuộc Trung tâm học tập cộng đồng xã An Bình A, nhằm phục vụ cho những cặp đôi còn khó khăn. Các chủ cơ sở đều có chung một tấm lòng hỗ trợ những đám cưới nghèo.
Vợ chồng anh Huỳnh Tấn Nghĩa, ở xã An Bình A (TX.Hồng Ngự) được người chị ruột giao lại cho hai vợ chồng quản lý tiệm cho thuê đồ cưới nhưng bận việc chuyên môn nên việc cho mượn âm thầm của hai vợ chồng lâu nay ít người biết đến.
Anh Huỳnh Thanh Lem, ở xã Tân Hội (H.Hồng Ngự) chia sẻ: “Tiệm áo cưới của tôi ngưng hoạt động vì sau một thời gian phải cần thêm vốn để liên tục trang bị những kiểu đồ cưới mới, hợp thời trang. Vợ tôi hiện còn làm nghề trang điểm cô dâu. Tôi thấy việc hỗ trợ cho các cặp đôi khó khăn là cần thiết, góp chút phần nhỏ chia sẻ gánh lo cho những cặp đôi nghèo nên vợ chồng tôi gom hết quần áo cưới, cổng rạp giao cho xã”.
Đôi vợ chồng đầu tiên đến shop đồ cưới miễn phí là chị Phan Thị Cúc, sinh năm 1997, ngụ ấp An Lợi, xã An Bình A cùng chồng ngụ huyện Chợ Mới (An Giang). Cô dâu vui mừng chọn mượn 3 bộ soire vừa ý. Ông Nguyễn Ngọc Bỉ, ông ngoại của chị Cúc tâm sự: “Ba nó qua đời, mấy mẹ con đi làm mướn nghèo lắm. Hai đứa em nó ốm yếu khật khờ, vợ chồng nó cũng đi làm công nhân ở Bình Dương. Nhà dột nát phải mượn nhà tôi làm đám cưới. Được nhà nước giúp đỡ chớ nếu thuê ba bộ áo cưới cũng tốn thêm hơn triệu bạc.
Với nhà giàu có dư dả thì nhằm nhò gì vài triệu bạc, họ sẵn sàng chi cho ngày đại hỷ của gia đình. Nhưng với con nhà nghèo tiền nong eo hẹp thì đỡ được đồng nào hay đồng ấy. Rình rang tốn kém mà mang nợ thì không nên”. Sau tiệc cưới, chị Cúc tự nguyện gởi lại ít tiền để phụ chi phí cho xã thuê người giặt giũ.
Minh Châu - Thanh Tuyền(giacngo.vn)
Bình luận (0)
Tin liên quan hoặc Tin cùng chuyên mục :
Cô giáo Chan Nên ở làng biên giới ( 10:06 26-03-2019 )
Cô gái tí hon giàu lòng nhân ái ( 09:24 08-11-2018 )
Phát cháo, xây nhà và yểm trợ huynh trưởng trị bệnh ( 10:21 13-08-2018 )
"Cánh chim" làm từ thiện ở Tây Nguyên ( 09:18 31-07-2018 )
KÊU GỌI GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH ANH DƯƠNG VĂN ÚT SÁU - TRÀ VINH ( 05:57 07-06-2016 )