Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Chia sẻ & Tâm sự

Tham làm từ thiện có phải là tham(23:57 05-12-2013)

Bùi Thư

Chia sẻ: Kiểu đọc

1/ Đạo Phật nói về lòng tham ở nhiều dạng khác nhau. Vậy một người tham làm từ thiện có phải là tham hay không? Việc họ dùng những gì mình có mang cho người khác, thậm chí quên cả cuộc sống bản thân thì có nên không?

(Nguyễn Tấn Vinh - Xuân Lộc, Đồng Nai)

Bạn có thể nghe bài viết: Tham làm từ thiện có phải là tham tại đây

 

Chia sẻ:Bạn Tấn Vinh thân mến! Đúng như bạn nói, lòng tham theo Phật giáo có nhiều biểu hiện, từ thô đến vi tế, nó là một trong ba món độc (tham-sân-si), làm cho chúng sinh phiền não, dính mắc, không thể nào có an lạc, giải thoát được.

Tất nhiên, (tham-sân-si) biểu hiện một cách tương tức (nương nhau mà tồn tại), theo kiểu, người si mê nhiều thì sẽ dễ sân giận cũng như sẽ tham lam, ích kỷ, vì họ không hiểu cũng như không tin nhân-quả nghiệp báo nên cứ thế dung dưỡng cho lòng tham, tâm sân lớn lên.

Trở lại vấn đề bạn hỏi, một người tham làm từ thiện có là tham không? Chúng tôi muốn cắt nghĩa cho bạn ba chữ “làm từ thiện”, để bạn hiểu đúng trên tinh thần đạo Phật thì bạn sẽ thấy được vấn đề. Theo đó, làm từ thiện có nghĩa là làm tất cả các việc mang lại giá trị tốt đẹp, giúp cho người và mình được an vui không chỉ ở hiện tại mà còn cả tương lai nữa. Muốn vậy, người thực thi việc làm thiện phải luôn xuất phát từ ý niệm thương yêu và phải hiểu được chúng sinh cũng như biết được khả năng của chính mình. Từ đó, có cách làm, chọn việc làm cho phù hợp với khả năng (tài chính, sức khỏe, điều kiện cá nhân…) và trao đúng người, giải quyết đúng việc để mang lại hiệu quả cho đối tượng được nhận mà bản thân mình cũng không bị vướng mắc điều gì, gây ra phiền não từ chính việc làm được gọi tên là “thiện nguyện” đó.

Hay, nói một cách ngắn gọn là phải từ bi - trí tuệ trong mọi việc làm, ý niệm, lời nói thì đó chính là làm từ thiện.

Nếu hiểu từ thiện có nghĩa là bố thí, thì trong nhà Phật, ngoài trao tặng tài-vật còn có bố thí pháp (chia sẻ những “lời hay ý đẹp”, những giá trị thiện lành để người mở mang trí tuệ, thấy con đường sáng đẹp để đi) và thí vô úy (hiến tặng bình an) - được xem là những “món thí” quan trọng, giúp cho người trực nhận một con đường lành, không sợ hãi trước mọi khổ đau, có “bí quyết” giải khổ cho mình trong tư duy thấy được nhân-quả mà tu tập, bắt đầu sám hối, làm việc thiện, đoạn việc ác…

Khi hiểu được như vậy thì ta sẽ nhẹ nhàng, tùy duyên, tùy cơ mà làm việc thiện. Nếu có điều kiện thì chia sẻ tài vật, nếu không có tài vật thì sẻ chia những hiểu biết về Phật pháp, thực tập vững chãi những lời Phật dạy để có sự an lạc mà trao tặng cho người… Có nghĩa là mình sẽ không “chấp” hình tướng của việc làm nữa mà sẽ đi vào chỗ “vô tướng” của thiện lành, chính là ý-khẩu-thân thanh tịnh là việc lành tối thượng để giúp người, giúp đời! Còn nếu chỉ nghĩ tới làm từ thiện là dốc tài vật để cho người khác trong một sớm một chiều mà không nghĩ tới sự lâu dài của việc làm thì là làm việc tức thời, chấp chặt, không đúng theo tinh thần của nhà Phật.

Việc mang tất cả những gì mình có, kể cả thân mạng để tặng cho người khác, nếu đó là đại nguyện cao cả thì là việc đại thiện, nhưng, nếu nó được thực thi vì sự thiếu hiểu biết, dựa trên cảm tính nhất thời thì không nên.

Tổ Tư Vấn (Tuổi trẻ Phật Việt số 5)

Bình luận (0)

Viết lời bình mới:

Mã bảo vệ : (*)