CLB tấm lòng vàng
Ảnh mới nhất
Tiêu điểm
-
Tường Trình Chương Trình Từ Thiện Ấn Độ Đợt 1 Ban TTXH Phật Giáo Khất Sĩ Việt Nam
-
TP.HCM: Sắc sen vàng Kính mừng Phật đản Phật lịch 2565 trên kênh Nhiêu Lộc
-
Nghe Phật trong thiền định
-
KÊU GỌI CHƯƠNG TRÌNH "CHIA SẺ YÊU THƯƠNG CÙNG NGƯỜI DÂN ẤN ĐỘ
-
Viết cho người hoang mang
-
Đừng vội tin những gì mình thấy, nghe, nghĩ
-
Chiếu phim về Đức Dalai Lama tại Liên hoan phim Venice
-
Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn
-
Giáo hội TP.HCM hướng dẫn tổ chức Vu lan - Báo hiếu
Thăm dò ý kiến
Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?
Lịch âm
Truyện - tùy bút
Viết cho người hoang mang
Những ngày này, dịch Covid-19 tràn lan khắp chốn, từ trong nước ra đến quốc tế, từ người dân bé mọn đến lãnh đạo quốc gia, tất cả đều chìm ngập trong nỗi lo âu. Bởi, biến thể của virus thật hết sức khó lường, mọi hoạt động thường nhật của xã hội gần như tê liệt, kinh tế ngột ngạt đang bắt đầu dần lộ rõ...
Trong cõi vô thường
Xóm là xóm tha phương, ý mọi người nói là do đủ mọi nơi tìm đến đây sinh sống, lập nghiệp mà tạo ra xóm. Con đường đất cũng cong queo, theo cách cất nhà cái nhô ra cái trồi vào, thấm thía câu nói của Lỗ Tấn: “Khi xưa có đường đâu, người ta đi thét mà thành đó thôi”. Xóm không có gì đặc biệt, bởi nhà ai cũng đóng cửa sớm, bật tivi xem thời sự, xem phim, xem gameshow, nói chung là xóm yên bình.
Còn một người ở lại
Lần cuối cùng tôi trở về xóm Củi đó là một ngày trời lủng lẳng những hạt mưa. Ngang qua mấy vạt đồi trọc lơ, đang lú nhú vài mầm sống bắt đầu ngoi mình tái sinh trở lại. Không có ai ra đón, vài ngôi nhà đóng cửa lặng im.
Truyện ngắn: Con dâu
Trời lem nhem tối, tự nhiên gió nổi, mây đen mù trời. Trong nhà, ông Phiên ho sù sụ không ngớt. Bà Phiên lóng ngóng chẳng biết giúp chồng bằng cách nào, hốt hoảng gọi điện cho con dâu.
Còn chồi nảy cây
Cơn lũ đi qua làng đã được gần bốn tháng. Hai mươi căn nhà tốc mái, bảy cây cổ thụ bật rễ, cầu bắc qua sông bị gãy đôi, trâu bò lợn gà chết không đếm xuể. Vài người còn chưa kịp từ biệt làng đã trôi theo cơn lũ. Nỗi đau đớn, tan hoang phơi đầy trên mặt báo, đồng bào khắp nơi tìm về “lá lành đùm lá rách”. Người làng lặng lẽ lau nước mắt dọn dẹp hậu quả cơn lũ để lại.
Tết của mẹ tôi
Đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được cái cảm giác háo hức trông cho mau đến Tết. Nó hồn nhiên, vụng dại biết chừng nào! Vừa hết Tết là tôi trông cho đến Tết nữa, để được mặc quần áo mới, được lì xì, được ăn bánh mứt ê hề… Thú vị nhất vẫn là được chơi thỏa thích, dù là làm hư hao đồ vật hay làm sai việc gì vẫn không bị la rầy.
Con là Tết
Chiều chập choạng, bà Xe vẫn ngồi bên bục cửa ngó ra đường. Đôi mắt già nua của bà vẫn đau đáu trông đợi một phép màu. Chiều nay, xe khách Hùng Luân sẽ từ trong Nam về, biết đâu thằng Thiêm, con trai bà đang ở trên chuyến xe đó. Hôm nay đã là 18 tháng chạp rồi. Ngày này cách đây hai năm, nó đã bỏ nhà đi không một lời nhắn nhủ.
Mẹ còn lại gì?
Chị ôm lấy con vỗ vai động viên “có gì đâu mà khóc. Đi rồi lại về. Thời đại công nghệ, đi xa đến đâu thì mẹ con vẫn nhìn thấy mặt nhau, trò chuyện mỗi ngày”. Rồi chị quay sang bảo người thân nín đi “có gì đâu mà khóc”. Mắt chị ráo hoảnh không rơm rớm rưng rưng như mọi người vẫn tưởng.
Truyện ngắn Lương Đình Khoa: Mưa miền trung du
Anh là giáo viên trẻ mới ra trường, về công tác ở tận một vùng trung du xa xôi. Mùa mưa, đất nhão nhét không muốn bước chân ra khỏi nhà. Mùa nắng, nước trở nên cực kỳ quý giá và hiếm hoi. Rồi còn cháy rừng, đất lở, mưa giông, lũ quét… Nhưng khó khăn không làm anh nhụt chí.
Trong cánh sen tàn
Hôm đó là ngày rằm, tôi đang lúi húi lau bàn thờ thì chuông điện thoại reo. Vĩnh gọi cho tôi giọng run run “vợ anh vừa mới mất”. Tôi bàng hoàng như không thể tin vào tai mình, cũng không thể cất lên lời nào hỏi han hay an ủi Vĩnh. Tôi biết Vĩnh đang tột cùng đau đớn vì Mai là tất cả những gì tốt đẹp nhất mà anh có trên đời.
Quy y
Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo.
Ơn mẹ như biển
Trời không mưa nhưng ánh trăng xanh xao trên vòm trời bàng bạc. Trăng không sáng tỏ như những ngày xưa khi ba mẹ còn trẻ trải chiếu chơi với đàn con nhỏ bên hè ở quê nhà.
Ngoại của con
Đã mười bốn năm ngày con xa ngoại. Chừng ấy thời gian, liệu có đủ để con chiêm nghiệm lẽ vô thường ?
Khi còn có Mẹ…
Diệu trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, cảm thấy không còn sức lực. Chồng con đã ngủ ngon trong căn phòng thơm tho mát rượi. Diệu ngồi bệt xuống sàn nhà, tựa lưng vào tường, nước mắt cứ thế trào ra.