Loading
Tìm kiếm trên Google

Ảnh mới nhất

Thăm dò ý kiến

Bạn suy nghĩ về mức độ thành công của các chương trình mà CLB Tấm Lòng Vàng đã thực hiện ?

bình thường
chưa đạt
tốt
hoàn toàn thành công

Lịch âm

Góc Phật Học

Năm cách chế ngự cơn giận

Sân hận hay giận dữ là một trạng thái tâm lý rất thông thường của con người. Hầu như ai cũng từng nổi giận, trong một thời điểm nào đó, với một mức độ nào đó, khi đối diện với một người hay một điều kiện không vừa lòng.

Nghe Phật trong thiền định

Đức Phật vào thiền không nói ngôn ngữ, nhưng Ngài nói bằng tâm thì Phật còn trên cuộc đời hay Phật Niết-bàn, Phật vẫn thuyết pháp. Ai có đắc thiền đắc định, người đó vẫn thấy Phật và nghe được Phật thuyết pháp.

Quay về nương tựa

Để trở thành Phật tử, điều đầu tiên mỗi người cần làm, đó là phát nguyện quay về nương tựa ba ngôi báu (Tam bảo - gồm Phật, Pháp, Tăng), hay còn gọi là quy y Tam bảo.

Mục đích cuối cùng của sự tu học là chấm dứt tái sinh

Theo Phật giáo Nguyên thủy, mục đích cuối cùng của sự tu tập theo giáo pháp mà Đức Thế Tôn đã chứng ngộ và khéo thuyết giảng là chấm dứt tái sinh trong tương lai, là không còn phải luân hồi sinh tử nữa, là chấm dứt mọi sự hiện hữu dù bất kỳ ở đâu và dưới mọi hình thức nào, điều đó cũng có nghĩa “tu là để chết”, một cái chết cuối cùng.

Không gì là chắc thật

Quán chiếu ngũ uẩn giai không được xem là pháp tu cốt tủy của đạo Phật. Bất cứ truyền thống hay pháp môn nào, nhân danh Chánh pháp của Thế Tôn đều gặp nhau ở tuệ giác vô thượng này. 

Nhẫn nại trước khen chê

Ở đời, bị mang tiếng xấu cũng là chuyện thường. Có thể tiếng xấu ấy bắt nguồn từ những hành vi hay lời nói trước đó của mình nhưng cũng có thể, tiếng xấu ấy là sự hiểu lầm, thậm chí là sự vu oan giá họa của kẻ tiểu tâm.

Giữ tâm ý trong sạch

Là đệ tử Phật, ai cũng biết bài kệ nổi tiếng, được xem là tinh túy, là tôn chỉ của giáo pháp Thế Tôn: “Không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, chính là lời Phật dạy” (Pháp cú, kệ 183). Tâm ý trong sạch có thể khái quát là không tham lam, không thù hận và không si mê.

Hãy mỉm cười khi khó khăn đến gõ cửa

Sống ở đời, chúng ta luôn mong muốn mọi thứ đều diễn ra như ý, tốt đẹp, thuận buồm xuôi gió, nhưng đó là điều không thể đạt được. Bởi cuộc sống có những thuận lợi thì cũng có những khó khăn nhất định của nó. Vậy thì khi khó khăn đến gõ cửa, ta phải làm sao?

Gánh nặng đã đặt xuống

Kinh điển Phật giáo có ảnh dụ nổi tiếng là qua sông rồi thì hãy bỏ bè. Nếu đã qua sông mà còn cố gánh chiếc bè, không dám buông bỏ thì chẳng phải người trí. Còn chưa qua sông mà toan bỏ bè thì ắt hẳn trôi sông, không tránh được họa chìm nghỉm. Thành ra, chiếc bè chỉ là phương tiện để qua sông. Khi đã qua sông sinh tử, sang bờ kia (đáo bỉ ngạn) rồi thì buông bè; không xả thì bè trở nên chướng ngại.

Hiểu mình là giác ngộ

Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã thực sự hiểu mình? Nếu chưa thì ta rất dễ tự làm khổ mình và làm khổ người. 

Tâm sinh tướng

Nghiên cứu khoa học cho thấy ý nghĩ của con người là một thứ năng lượng. Năng lượng phát ra từ tâm / ý và có tác dụng ảnh hưởng đến hoàn cảnh xung quanh, mà trước hết là cơ thể của người đó. Người xưa nói rằng “tâm sinh tướng”, xét ra là rất có cơ sở.

Tha thứ để hóa giải oán thù

Tha thứ cho kẻ chiến bại là việc khó làm. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, hầu hết kẻ chiến bại đều phải chết; nếu không bị xử tử nơi pháp trường cũng sẽ chết dần mòn trong lao ngục, tù đày. 

Thanh lọc tâm để an lạc

Người ta hay nói đến chữ tu tâm. Điều này rất đúng. Con người hay xã hội có tốt hay xấu đều là do cái tâm có tốt hay xấu mà ra. Tâm xấu thì đưa đến khổ đau, còn tâm tốt thì đưa đến hạnh phúc cho mình và người. Cho nên việc thanh lọc tâm là điều cần phải làm đối với những ai muốn có cuộc sống tốt đẹp không chỉ cho mình mà còn cho người khác. Sau đây là một số lời dạy của Đức Phật về những cấu uế của tâm cần được thanh lọc để có cuộc sống an lạc.

Giàu lên dễ sinh tật

Làm giàu chính đáng là việc khó đối với nhiều người. Nhưng khi khấm khá rồi mà biết an hưởng “không phóng dật, không tham đắm, không tạo những ác hạnh đối với chúng sinh” lại càng khó khăn hơn. Không ít người khi giàu có lên bỗng thay tính đổi nết, sa đà vào tiệc tùng, bài bạc, ăn chơi, bồ bịch… dẫn đến gia đình ly tán, con cái hoang đàng, thân bại danh liệt.

Bốn pháp thu phục lòng người

Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp Bồ-tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh, khiến họ khởi tâm cảm mến, rồi dẫn dắt họ vào Phật đạo, hướng dẫn họ tu tập để đạt được giải thoát. Chúng ta có thể hiểu Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp hay bốn nguyên tắc thu phục lòng người, bốn nghệ thuật sống đắc nhân tâm. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Trang 123456